Gia quyến

Một phần của tài liệu Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục (Trang 32)

7. Cấu trúc Luận văn

1.3.4. Gia quyến

Thiệu Trị có một Hoàng hậu (là Nghi Thiên Chương hoàng hậu Phạm Thị Hằng, con ngài Lễ bộ Thượng thư Phạm Đăng Hưng) và rất nhiều phi tần, cung nữ. Ông có 64 người con: 29 hoàng tử và 35 hoàng nữ.

Vua phế bỏ con trưởng là Hồng Bảo lập con thứ là Hồng Nhậm (tức là vua Tự Đức).

Tiểu kết:

Thiệu Trị được sinh ra trong thời đại tương đối phức tạp, đất nước vừa mới đi vào giai đoạn yên bình thì nguy cơ ngoại xâm đang tiến gần. Tuy vậy, cơ bản trong bảy năm cai trị ông không phải lo lắng nhiều đến công cuộc trùng hưng chính trị vì đã có người ông tài ba trên chiến trường đảm nhiệm công việc thống nhất và ông bố lừng danh nghiêm khắc, quyết đoán ổn định mọi vấn đề về chính trị cũng như xã hội. Do đó ông có nhiều thời gian thể hiện niềm vui thích thơ văn của mình.

30

Mặt khác, giai đoạn này văn học Việt Nam đạt được đỉnh cao với nhiều tác giả không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng ngoài nước. Văn học phát triển ở nhiều tầng lớp, không chỉ trong giới văn nhân quan lại mà còn có cả con em hoàng thân quốc thích của triều Nguyễn, đứng đầu là Minh Mệnh. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp thơ văn của Thiệu Trị. Trong trào lưu đó, Thiệu Trị cũng muốn thể hiện bản lĩnh sáng tác trong thi ca, thể hiện nhân cách của người con trưởng vốn được Minh Mệnh tin tưởng, yêu quý.

So với hai vị vua tiền nhiệm cũng như các vua kế sau, Thiệu Trị không phải là một ông vua nổi bật, gắn với những sự kiện quan trọng của dân tộc. Ông chủ yếu quan tâm đến giáo dục thi cử tu, bổ các giá trị văn hoá. Mặt khác, cuộc đời làm vua của Thiệu Trị ngắn ngủi chỉ trong bảy năm, ông lại là người ôn hòa, nhã nhặn và không thích thay đổi các định chế xã hội. Vì vậy ông lịch sử ít khi nhắc đến ông, thậm chí trong Đại Nam thực lục không có nhiều ghi chép về cuộc sống của Thiệu Trị khi ông còn trẻ cũng như lúc trưởng thành. Cho đến khi Hiến Chương hoàng đế thực lục, Chính biên, Đệ

nhị kỷ về Thiệu Trị, ra đời cuốn sách cũng chỉ dành dăm ba trang tóm tắt lại

cuộc sống khi chưa lên ngôi của Thiệu Trị. Tuy nhiên điều đặc biệt thú vị là

Đệ nhị kỷ chủ yếu dành rất nhiều trang ghi lại các bài dụ, biểu và hoạt động

31

Chƣơng 2. HỆ THỐNG TÁC PHẨM VÀ NỘI DUNG VĂN CHƢƠNG CỦA THIỆU TRỊ QUA ĐẠI NAM THỰC LỤC

Một phần của tài liệu Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)