7. Cấu trúc Luận văn
2.2.1.1. Nỗi lòng với nước với dân
Vua Thiệu Trị là một ông vua thương yêu dân chúng, có nhiều đức độ, đối xử với dân như con, chăm lo cuộc sống của dân, đặc biệt có nhiều chính sách giảm sưu cao thuế nặng, tha cho các tù nhân, bảo vệ những người bị án oan… Với ông “dân là gốc nước, ăn là việc sinh sống của dân”, “từ khi lên ngôi đến nay, đi xem phong tục, xét tình trạng hằng năm, hoặc cho giảm thuế, hoặc tha cho những chỗ thiếu, thường để tâm vào việc dân” [51, tr. 996]. Không chỉ biểu hiện bằng lời nói, hành động mà tấm lòng này còn được ông dồn nén vào trong thơ. Vì thế thơ ông thể hiện theo cảm xúc, đời sống của người dân. Thấy bão lụt ở Nghệ An, dân buồn, vua cũng ăn, ngủ không yên; thấy Kinh sư “có bão to, mưa dữ”, vua “bí mật cầu đảo, mong được yên tĩnh. Tối đến gió im, mưa tạnh, bụng nghĩ mừng thầm”, “Nhân ngồi trầm tư, làm thành mấy bài thơ” [51, tr. 401].
Thấy Hạt Thừa Thiên được mùa to, nhà vua vui mừng cho đó là “do trời giáng phúc, và nhờ trị công cùng ơn trạch của Hoàng khảo ta để lại. Nên mới được thế. Ta thành kính cảm tạ, không xiết yên ủi, vui mừng, nên cùng
44
dân ta cùng vui, hợp với bài thơ vịnh “Năm được mùa, có hàng nghìn kho, hàng vạn đụn”, “mong cho năm nào cũng được mùa, nhà nào cũng no ấm,
cùng hưởng cảnh vui thái bình” [51, tr. 645]. Một năm khác, thấy Kinh Thành
tỉnh Thừa Thiên được mưa. Vua phê bảo rằng: “Giá gạo vừa phải, ân trạch thấm nhuần, rất yên lòng ta”. Nhân hỏi kinh doãn Đinh Doãn Trung rằng: “Hôm qua được mưa ngọt xuống, nhân dân trong kinh kỳ có vui vẻ khỏe không?” Đinh Doãn Trung thưa rằng: “Lúa rộng nảy bông tuy đã quá kỳ rồi, nhưng khoai đậu phần nhiều được lợi. Người già người trẻ trong kinh kỳ, không ai là không vui vẻ yên lòng”. Vua bèn sai đại thần Viện cơ mật tuyên đọc 30 bài thơ ngự chế sau khi mưa” [51, tr. 578 – 579]. Khi quan quân đánh dẹp phương Tây thắng trận trở về, nhân gặp lúc các tỉnh Bắc Kỳ tâu lên báo lúa chiêm thu hoạch được nhiều. Niềm vui nối tiếp niềm vui, đã gợi hứng cho nhà vua làm 10 bài thơ để ký sự:
1.Phú đắc1: “Ngọc tỷ thập thành trưng cát thuỵ, dao đồ vạn thế ứng
gia tường”. Nghĩa là: Ấn ngọc mười thành báo cho điềm tốt, dao đồ muôn đời ứng với điềm lành.
2. Phú đắc: “Thiên hoà thời nhược phồn vinh toại”. Nghĩa là: Thời trời hoà thuận, phồn vinh thoả mãn.
3. Phú đắc: “Địa lợi niên phong phú thứ chương”. Nghĩa là: Lợi đất được mùa, rõ là giàu và nhiều người.
4. Phú đắc: “Hà thuận hương thôn hân án đổ”. Nghĩa là: “Nước sông thuận dòng, chốn hương thôn được yên ổn”.
5. Phú đắc: “Hải điềm chu tiếp lạc thương dương”. Nghĩa là: “Biển yên, thuyền bè được vui vẻ nhởn nhơ.
1 Phú đắc: một lối thơ Hán văn. Bắt đầu bằng 2 chữ “Phú đắc”, rồi lấy câu thơ có sẵn hoặc tự đặt để làm đầu đề bài thơ mới ra.
45
6. Phú đắc: “Lâm tài khảo tích xâm hiền phụ”. Nghĩa là: Kén chọn nhân tài và xét công quan chức thì nhiều người hiền phụ.
7. Phú đắc: “Cảm hoá lại tân phủ Lạp Khương”. Nghĩa là: Cảm hoá lại chầu, vỗ yên được Mên Lạp.
8. Phú đắc: “Bảo định võ công thanh viễn duệ”. Nghĩa là: Bảo định võ công quét sạch được phương xa.
9. Phú đắc: “Chấn hưng văn trị ngự quân phương”. Nghĩa là: Chấn hưng văn trị, chế ngự được muôn phương.
10. Phú đắc: “Dân khang hộ tịch tăng phồn thịnh; quốc thái bang cơ vĩnh cửu tường”. Nghĩa là: Dân yên, hộ khẩu thêm phồn thịnh, nước trị cơ
nghiệp được lâu dài [51, tr.1030].
Tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc đã là nguồn mạch sâu thẳm giúp cho ông có động lực để sáng tạo văn chương. Tình yêu đó còn thể hiện ở việc nhà thơ cho chép, biên tập, khảo đính và in ấn các bộ sách sử quý báu để với hi vọng truyền lại cho con cháu để lấy đó mà học tập. Chính tình yêu dành cho đất nước đó đã giúp ông có những vần thơ tuyệt vời đối với thiên nhiên, cảnh vật…