PHẦN KẾT: Mang giấc mơ trở lạ

Một phần của tài liệu Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Hiệu Quả (Trang 139)

Giờ đây bạn đã nhận thức được người hiểu biết sống bằng hành động, chứ không phải chỉ nghĩ đến hành động, nghĩ đến những gì mong đợi. Một người hiểu biết sẽ lựa chọn một con đường và theo đuổi nó đến cùng.

--CARLOS CASTANEDA A Separate Reality Cuốn sách này không đơn giản là một chỉ dẫn đến thành công, nó còn là một lời kêu gọi.

Nhưng đó không phải lời kêu gọi chiến tranh. Đó là một lời kêu gọi học tập.

Làm thế nào để cảm nhận, suy nghĩ và hành động khác đi, hiệu quả hơn, nhân văn hơn? Thế giới hiện nay có nhiều biến động. Trong 20 năm qua, nhân loại đã trải qua nhiều thay đổi hơn cả những gì diễn ra trong 2000 năm trước đó.

Những ranh giới địa lý, chính trị, xã hội, cảm xúc đã không còn tồn tại. Những quy tắc liên tục thay đổi. Nhưng con người không thể sống mà không có những ranh giới, không có những cấu trúc, không có những quy tắc. Vì thế những ranh giới, cấu trúc, quy tắc mới phải hình thành và phát triển để lấp đầy những khoảng trống của những ranh giới, cấu trúc, quy tắc đã không còn khả năng phục vụ trong “Thế hệ mới”.

Thật đáng tiếc, trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, người ta không có nhiều thời gian để nắm bắt các quy tắc. Chừng nào những quy tắc còn chưa phục vụ chúng ta, chừng đó chúng cũng bị nuốt chửng trong cơn lốc mạnh mẽ của các thay đổi, bị thay thế bằng những quy tắc mới được hình thành nhanh chóng.

Hệ quả của tất cả những thay đổi này là sự hỗn loạn và thiếu trật tự, mọi việc trở nên khó kiểm soát hơn trước. Đó là một thế giới trong tình trạng hỗn loạn.

Nhưng những rắc rối không nảy sinh “đâu đó bên ngoài” chúng ta. Nếu những điều phiền toái đến từ bên ngoài, chúng ta sẽ gặp khó khăn. Bởi vì ai trong số những người xung quanh chúng ta đủ khả năng kiểm soát hoặc thậm chí có ảnh hưởng tới những gì xảy ra “đâu đó bên ngoài”? Chỉ làm một cái gì đó cho doanh nghiệp của mình đã khó khăn đến vậy, thì làm sao chúng ta có thể làm một cái gì đó để cải thiện xã hội xung quanh?

Chúng ta không thể làm được. Đơn giản là vậy. Và nếu có lời kêu gọi nào nói rằng chúng ta có thể làm điều đó, thì cũng chỉ là một biện pháp tạm thời, một lời kêu gọi có thể làm tan vỡ ảo tưởng và cuối cùng dẫn đến thảm hoạ. Bởi vì những biện pháp tạm thời không phải là giải pháp. Những nỗ lực yếu ớt của chúng ta nhằm thay đổi những thứ xung quanh sẽ chẳng thể thay đổi được tình trạng chung. Nếu những nỗ lực đó có hiệu quả đi chăng nữa thì cũng chỉ có thể làm thay đổi bối cảnh quanh chúng ta tại một thời điểm nào đó.

Không, chúng ta không thể thay đổi những thứ “đâu đó bên ngoài”. Và may mắn là, chúng ta cũng không cần phải làm như vậy; chúng ta có thể bắt đầu từ những gì gần gũi. Chúng ta có thể bắt đầu “từ bên trong”. Trên thực tế, để thành công, chúng ta buộc phải làm được như vậy. Bởi vì sự lộn xộn không phải ở “đâu đó bên ngoài” mà ở ngay gần chúng ta.

Những rắc rối không phải ở xung quanh, mà ở chính trong chúng ta.

Không phải thế giới bên ngoài đang trong tình trạng hỗn loạn, mà là chính chúng ta. Những rối ren bên ngoài chỉ là sự phản chiếu của tình trạng lộn xộn bên trong chúng ta.

Nếu xung quanh chúng ta đầy bạo lực, sự ích kỷ, vô lương tâm và thiếu nhân tính, đó là vì chúng ta đã hành động theo cách đó.

Vì thế để thế giới thay đổi thì trước hết chúng ta phải thay đổi cuộc sống của chính mình.

Tiếc thay, chúng ta không được ai hướng cho suy nghĩ theo cách đó. Chúng ta là một xã hội “đâu đó bên ngoài”, quen với suy nghĩ rằng thế giới đang chống lại chúng ta. Chúng ta muốn thay đổi thế giới để chúng ta có thể giữ nguyên trạng thái cũ. Và đối với một xã hội “bên ngoài”, bước vào “bên trong” là một trở ngại.

Nhưng giờ đã đến lúc cần biết nên làm thế nào. Giờ đã đến lúc cần thay đổi. Bởi vì nếu chúng ta không làm như vậy, sự hỗn loạn vẫn sẽ không biến mất. Và chúng ta không thể chấp nhận được thực trạng đó thêm nữa, đơn giản bởi vì chúng ta không còn thời gian.

Thu hẹp khoảng cách

Đó là những nội dung được đề cập trong cuốn sách này: Thu hẹp khoảng cách −

giữa “bên ngoài” và “bên trong”, giữa thế giới “ngoài kia” và thế giới “trong này”. Và doanh nghiệp của bạn có thể trở thành chiếc cầu nối ấy. Cầu nối giữa bạn và xã hội bên ngoài. Cầu nối có thể khiến xã hội “bên ngoài” và thế giới “bên trong” xích lại gần nhau. Nhờ đó cả hai đều trở nên hoàn thiện hơn.

Bởi vì cũng như khách sạn Venetia, doanh nghiệp của bạn có thể trở thành trường dạy võ tự vệ (Dojo) hay phòng luyện tập của bạn. Joe Hyams đã viết về dojo trong cuốn sách Zen in the Martial Art (Thiền trong võ thuật):

Trường dạy võ tự vệ (Dojo) là một tiểu hành tinh, nơi chúng ta đối diện với chính mình: với nỗi sợ hãi, lo lắng, những phản ứng và những thói quen. Đó là một đấu trường cho những xung đột, là nơi đối mặt với đối phương, đó không phải là địch thủ mà đúng hơn là đối tác giúp chúng ta hiểu bản thân đầy đủ hơn. Đó là nơi chúng ta có thể học được rất nhiều trong một thời gian ngắn, biết được chúng ta là ai và chúng ta hành động thế nào trong xã hội. Những xung đột diễn ra bên trong trường dạy võ giúp chúng ta xử lý được những xung đột bên ngoài. Hàng ngày, khi học võ thuật chúng ta phải tuân thủ kỷ luật. Những hoạt động trong trường dạy võ đòi hỏi chúng ta thường xuyên thử làm những cái mới, vì thế đó cũng là nguồn để học hỏi − theo thuật ngữ của Thiền Tông là tự ngộ.

Và đó chính là những gì thường xảy ra với một doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp nhỏ là nơi phản hồi tức thì trước bất kỳ hành động nào của chúng ta. Đó là nơi chúng ta có thể thực hiện ý tưởng theo cách của mình nhằm làm thay đổi cuộc sống. Đó là nơi chúng ta có thể thử nghiệm mọi giả định. Trong doanh nghiệp, việc nêu lên những vấn đề cũng quan trọng không kém việc giải quyết vấn đề, nếu không muốn nói còn quan trọng hơn. Trong doanh nghiệp, sự khái quát nhường chỗ cho sự cụ thể. Doanh nghiệp cần cần đến sự quan tâm của chúng ta. Đó là nơi chúng ta phải tuân thủ quy luật và trật tự. Doanh nghiệp là những gì thực tế chứ không xa vời. Nhưng trong doanh nghiệp cũng cần có lý tưởng để hướng tới bằng hành động thực tế. Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ tới mức vừa đủ để quản lý. Quy mô của doanh nghiệp đủ nhỏ để đáp ứng các yêu cầu, nhưng cũng đủ lớn để thử nghiệm những điều chúng ta muốn.

Một thế giới của riêng chúng ta. Một thế giới của riêng chúng ta

Và cuối cùng là: “Ước mơ của doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ”, ước mơ đóng vai trò là chất xúc tác cho nhiều nỗ lực kinh doanh.

Những nỗ lực nhằm tạo nên một thế giới của riêng chúng ta.

Cuộc cách mạng kinh doanh mà ngày nay mọi người thường nhắc đến, nơi hàng triệu người trong chúng ta bước vào thương trường, thực chất của nó là gì?

Cuộc cách mạng đó chính là một quá trình dịch chuyển từ thế giới hỗn loạn “bên ngoài” vào thế giới của riêng chúng ta.

Đó là mong muốn xây dựng được cơ cấu, thủ tục và sự kiểm soát. Ngoài ra còn rất nhiều mong muốn khác, riêng tư hơn nhưng lại gần gũi với chúng ta hơn. Đó là mong

muốn về mối quan hệ với chính bản thân và với thế giới xung quanh, theo cách thức không thể có được khi làm thuê cho người khác.

Tiếc rằng, như chúng ta đã chứng kiến, “ước mơ” hiếm khi trở thành hiện thực, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều thất bại. Và lý do mà ai cũng thấy đó là: Chúng ta thường tự đem lại cho mình sự rối loạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng ta không thay đổi. Chúng ta cố gắng làm thay đổi thế giới “bên ngoài”. Chúng ta tìm cách thay đổi bằng việc xây dựng một doanh nghiệp riêng, nhưng bản thân chúng ta vẫn giữ nguyên như cũ.

Và vì thế doanh nghiệp được hình thành với mục đích tạo nên một thế giới riêng lại trở thành một công việc tồi tệ nhất trên đời.

Bài học rút ra từ những điều này thật đơn giản: chúng ta không thể thay đổi cuộc sống nếu bắt đầu từ “bên ngoài”. Làm như vậy, mọi việc sẽ càng thêm hỗn loạn.

Chúng ta chỉ có thể thay đổi cuộc sống của mình và tạo nên một thế giới của riêng mình, nếu ban đầu chúng ta hiểu một thế giới như vậy được dựng nên như thế nào, nó hoạt động ra sao, và các quy luật nội tại của nó. Có nghĩa là chúng ta phải tìm hiểu thế giới bên ngoài và cách để sống bên trong thế giới đó. Để làm được điều này chúng ta cần nghiên cứu trong một tổ chức có phạm vi và độ phức tạp vừa phải.

Một doanh nghiệp nhỏ chính là môi trường đáp ứng các yêu cầu đó.

Và Chương trình phát triển doanh nghiệp được sử dụng như phương tiện để tìm ra cách thức có hiệu quả nhất.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh có thể mang lại cho chúng ta nguyên tắc cần thiết để thành công.

Quá trình Đổi mới, Đo lường và Phối hợp giúp doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế của mình. Từ đó, doanh nghiệp nhận thấy những việc thực sự có hiệu quả chứ không phải những việc tưởng như hiệu quả. Cũng như trong một cuộc thi võ thuật, chúng ta không thể dùng trí tưởng tượng. Nếu tưởng tượng, chúng ta sẽ bị đánh bại ngay lập tức.

Đổi mới, Đo lường và Phối hợp tạo nên một hệ thống cốt lõi trong doanh nghiệp, một nền tảng cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài. Đó là nguồn gốc của học hỏi, của sáng tạo, của sự mở rộng ra bên ngoài những giới hạn chúng ta tự đặt ra.

Nhờ quá trình Đổi mới, Đo lường và Phối hợp, doanh nghiệp sẽ mang một ý nghĩa lớn hơn chứ không đơn thuần là một nơi làm việc. Doanh nghiệp thỏa mãn được cả Doanh nhân, Nhà quản lý chứ không chỉ thỏa mãn Nhà chuyên môn bên trong bạn. Quá trình phát triển doanh nghiệp sẽ phát huy sở trường cho mọi người, cho Doanh nhân, Nhà quản lý và Nhà chuyên môn trong mỗi chúng ta.

Ý tưởng cho hành động

Liệu Mô hình nhượng quyền kinh doanh có hiệu quả với bạn? Có một câu thành ngữ cổ Trung Hoa nói rằng:

Khi mới chỉ nghe nói, bạn sẽ dần quên. Khi được tận mắt thấy, bạn sẽ ghi nhớ.

Nhưng chỉ khi tận tay làm, bạn mới thực sự hiểu.

Tóm lại, câu trả lời của tôi là một sự khẳng định chắc chắn. Mô hình đó thực sự có hiệu quả. Hiệu quả trong mỗi lần áp dụng, bởi vì nó đòi hỏi sự tham gia trọn vẹn của những người làm việc trong đó. Không thể làm nửa vời. Không thể làm điên cuồng. Chỉ có thể thực hiện mô hình đó bằng trí thông minh, sự hợp lý, có chủ đích, có hệ thống và niềm say mê.

Chính Chương trình phát triển doanh nghiệp đã tạo nên sự thay đổi tức thời với những người tham gia vào đó.

Và đó là chìa khóa mở ra thành công.

Những người tham gia vào chương trình này cần ghi nhớ cái đích cần hướng tới. Khi đó, mục đích của họ trở nên gắn kết hơn với tình hình thực tế trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp trở thành nơi để thử nghiệm những mục đích đó một cách thiết thực và chắc chắn. Doanh nghiệp trở thành biểu tượng cho cuộc sống họ mong muốn, phản ánh chân thực về con người và niềm tin của họ. Doanh nghiệp là minh chứng sống động về ý chí của con người.

Nhưng, tôi đề nghị bạn không nghĩ thêm về điều đó nữa. Đã đến lúc cần hành động.

Bởi vì khi hành động, bạn mới thực sự hiểu.

Và chắc chắn là khi đã hành động, bạn đã rất may mắn trên con đường của mình. Nếu không hành động, những gì bạn nghĩ đến mãi mãi chỉ là một ý tưởng hay, một suy nghĩ sáng tạo mà thôi.

Hãy biến những ý tưởng đó thành sự đổi mới.

Đã đến lúc kéo những ước mơ của các doanh nghiệp nhỏ lại gần hơn với thực tại vì những ước mơ đó đã đi quá xa.

Một phần của tài liệu Để Xây Dựng Doanh Nghiệp Hiệu Quả (Trang 139)