Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội - Chi nhánh Minh Khai (Trang 55)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI CHI NHÁNH MINH KHA

3.3.1. Kiến nghị với NHNN

3.3.1.1. NHNN cần thực hiện tốt hơn công tác thanh tra ngân hàng

Công tác thanh tra của Ngân Hàng Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Giúp kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động của hệ thống ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo cho hoạt động ngân hàng của cả hệ thống an toàn và lành mạnh. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua công tác thanh tra của Ngân Hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại một số thiếu sót nhất định, chế tài xử lý còn chưa nghiêm và chưa có tính răn đe. Chẳng hạn năm 2011 trong quá trình thực hiện chỉ thị 02 của Ngân Hàng Nhà nước về việc thực hiện trần lãi suất huy động 14%/năm vẫn còn nhiều ngân hàng huy động vượt quá 14%/năm, hay trong dư luận còn gọi là lãi suất “chui”. Chính điều này đã tạo ra sự méo mó trong việc thực thi điều hành chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với vốn vay ngân hàng. Hơn nữa việc xé rào lãi suất của một số ngân hàng đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong cả hệ thống, nguy hiểm hơn là nguy cơ các ngân hàng khác cũng huy động vượt trần lãi suất 14%/năm trong điều kiện thiếu vốn trong cả hệ thống ngân hàng như hiện nay. Tuy nhiên công tác thanh tra của Ngân Hàng Nhà nước chưa hiệu quả và còn nhiều thiếu sót. Một thực tế cho thấy 6 tháng đầu năm 2011 Ngân Hàng Nhà nước đã tổ chức tiến hành rất nhiều cuộc thanh tra mới chỉ phát hiện được những thiếu sót, sai phạm đơn lẻ, những sai phạm nghiêm trọng thì vẫn chưa phát hiện được. Chính vì vậy Ngân Hàng Nhà nước cần tiếp tục có các giải pháp quyết liệt hơn trong công tác thanh tra nhằm phát hiện xử lý kịp thời những sai phạm nhằm chấn chỉnh việc tuân thủ pháp luật về hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

3.3.1.2. NHNN cần xây dựng 1 hệ thống văn bản luật hợp nhất, khoa học làm hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, các hoạt động quản lý kinh tế đang dần hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế. Hoạt động ngành ngân hàng cũng đang trong quá trình bổ sung, sửa đổi hoàn thiện nhằm quản lý phát triển hệ thống ngân hàng theo hướng hiện đại. Hệ thống pháp luật về ngân hàng, tín dụng cần từng bước sửa đổi hoàn thiện, yêu cầu hoàn thiện một hệ thống văn bản luật khoa học, hợp nhất, có tính sử dụng lâu dài là một yêu cầu cấp thiết nhằm quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng một cách chặt chẽ, thông suốt, tránh rườm rà chồng chéo giữa các văn bản luật.

3.3.1.3. NHNN cần hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ

Việc sử dụng các biện pháp hành chính trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thường có tác động mạnh và nhanh tới mục tiêu của chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước đang theo đuổi, tuy nhiên nó thường có những tác động không ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, thậm chí gây tổn thất cho các ngân hàng. Chẳng hạn đối với công cụ dự trữ bắt buộc, đây là công cụ hành chính rất hay được Ngân hàng Nhà nước sử dụng, nó tác động mạnh và nhanh tới lượng tiền cung ứng thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Chính vì vậy mục tiêu chống lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng đạt được. Tuy nhiên công cụ này thiếu linh hoạt bởi vì một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể gây lên những bất ổn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng chi phí điều chỉnh bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại vì ngân hàng có thể phải đi vay với lãi suất cao, bán chứng khoán với giá rẻ hoặc giảm bớt phần vốn cho vay. Dự trữ bắt buộc giống như hình thức thuế thu nhập vô hình đối với các ngân hàng vì ngân hàng phải giữ lại một phần tiền theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước mà sử dụng cho mục đích không sinh lời trong khi vẫn phải trả tiền lãi tiền gửi cho khách hàng, điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động quản lý ngân hàng, bởi lẽ trong cơ cấu tài sản hiện nay của các ngân hàng hoạt động tín dụng vẫn là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, đây cũng là hoạt động truyền thống của ngân hàng đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Chính vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng là giải pháp giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát triển một cách ổn định và bền vững, tạo ra sự an toàn cho cả hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định. Đề tài

“ Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – Chi nhánh Minh Khai” đã phản ánh một cách chi tiết những vấn đề cơ bản nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Qua đó đưa ra được những giải pháp mang tính thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho chi nhánh.

Tuy nhiên , do thời gian nghiên cứu thực tập, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn rất nhiều hạn chế. Đề tài nâng cao chất lượng tín dụng là một đề tài khó và phức tạp nên trong chuyên đề thực tập không tránh khỏi được những thiếu sót và nhầm lẫn. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô, cán bộ ngân hàng, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn ThS. Lê Thu Thủy đã truyền đạt cho em những kiến thức hết sức quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng để em có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội - Chi nhánh Minh Khai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w