Tình hình dư nợ tín dụng tại chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội - Chi nhánh Minh Khai (Trang 35)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI CHI NHÁNH MINH KHA

2.2.2. Tình hình dư nợ tín dụng tại chi nhánh ngân hàng

Bảng 5: Tình hình dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay Đv: trđ ( N g u n :

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010 )

Các chỉ tiêu

2008 2009 2010 So sánh 2009 với2008 So sánh 2010 với2009

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)

1. Dư nợ ngắn hạn 123.677 60% 149.466 60,3% 186.446 61% 25.789 21% 36.980 25%

2. Dư nợ trung và dài hạn 82.452 40% 98.405 39,7% 119.203 39% 15.953 19% 20.798 21%

Nhìn chung tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng lên khá rõ rệt trong năm 2009 và 2010. Năm 2009 tổng dư nợ tín dụng tăng 41.742 trđ tương ứng với tỷ lệ 20% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 57.778 trđ tương ứng với tỷ lệ 23%. Nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, còn trong nước Ngân Hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2010 NHNN ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 và Thông tư số 12/2010/TT- NHNN ngày 14/4/2010 về việc thực thi cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Việc điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế thoả thuận như một nút tháo gỡ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đã bị khống chế từ lâu, đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, chủ trương của Chính phủ đó là phát huy nền sản xuất trong nước bằng cách khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, trợ giá cho các mặt hàng sản xuất trong nước, hỗ trợ lãi suất cho một số đối tượng doanh nghiệp sản xuất trong nước. Những chính sách ưu đãi giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất trở lại, tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn, kích thích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, vì vậy dư nợ tín dụng tăng khá mạnh trong năm 2009 và 2010. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay, dư nợ tín dụng tăng cả về ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Cụ thể: năm 2009 dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 25.789 trđ tương ứng với tỷ lệ 21% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 36.980 trđ tương ứng với tỷ lệ 25%; dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 15.935 trđ tương ứng với tỷ lệ 19%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 20.798 trđ tương ứng với tỷ lệ 21%. Xem xét trong tỷ trọng dư nợ tín dụng thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng còn thấp so với dư nợ tín dụng ngắn hạn, một phần cũng do nét đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh đó là phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đối tượng khách hàng chính là các hộ nông dân với những khoản vay nhỏ và thời hạn ngắn theo tính thời vụ mùa màng. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú trọng có kế hoạch triển khai trong hoạt động cho vay trung và dài hạn vì đây là lĩnh vực đầy tiềm năng đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng.

Bảng 6: Tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009 với2008 So sánh 2010 với2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Doanh nghiệp Nhà nước 14.841 7,2% 17.474 7,05% 21.242 6,95% 2.633 18% 3.768 22%

2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 82.451 40% 102.866 41,5% 129.289 42,3% 20.415 25% 26.423 26%

3.Hộ sản xuất 108.217 52,5% 126.90

9 51,2% 154.506 50,55% 18.692 17% 27.597 22%

4. Hợp tác xã 620 0,3% 622 0,25% 612 0,2% 2 0,3% -10 -2%

Tổng dư nợ 206.129 100% 247.871 100% 305.649 100% 41.742 20% 57.778 23% Đv: trđ

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế là khác nhau, dư nợ tín dụng đối với hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, năm 2008 chiếm tỷ trọng 52,5%, năm 2009 là 51,2% và năm 2010 là 50,55. Năm 2009 dư nợ tín dụng đối với hộ sản xuất tăng 18.692 trđ tương ứng với tỷ lệ 17% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 27.597 trđ tương ứng với tỷ lệ 22%.

- Dư nợ tín dụng đối với thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng rất cao, hơn rất nhiều với khu vực Nhà nước doanh nghiệp. Tỷ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 40%, năm 2009 là 41,5%, năm 2010 là 42,3%. Xem xét tình hình biến động thì dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế này cũng tăng qua các năm, năm 2009 dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 20.415 trđ tương ứng với tỷ lệ 25% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 26.423 trđ tương ứng với tỷ lệ 26%. Trong khi đó dư nợ tín dụng đối với thành phần doanh nghiệp nhà nước lại chiếm tỷ trọng rất thấp, mặc dù dư nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 so với 2008 tăng 18%, năm 2010 so với 2009 tăng 22% tuy nhiên nếu xem xét tỷ trọng dư nợ tín dụng trong tổng dư nợ thì lại có xu hướng giảm, năm 2008 tỷ trọng là 7,2%, năm 2009 là 7,05%, năm 2010 là 6,95%. Đây là chủ trương của Chính phủ thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiến tới hội nhập nền kinh tế thế giới. Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước làm giảm dần thành phần kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy dư nợ tín dụng đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm dần qua các năm tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội - Chi nhánh Minh Khai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w