THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI CHI NHÁNH MINH KHA
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng giai đoạn 2008 –
hàng giai đoạn 2008 – 2010
2.1.3.1. Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào, đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - Chi nhánh Minh Khai xác định nguồn vốn là khâu mở đầu quyết định tới thành công hoạt động của chi nhánh. Với phương châm đó ngân hàng đã đa dạng hoá nguồn vốn bằng nhiều hình thức và kênh huy động khác nhau. Ngân hàng mở rộng phạm vi huy động vốn đa dạng hoá các hình thức huy động như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đa dạng hoá các kỳ hạn và lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn tối đa phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ có chính sách đa dạng nói trên nguồn vốn của chi nhánh có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.
Bảng 1: Nguồn vốn trong giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: trđ Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009 với 2008 So sánh 2010 với 2009 Tiền Tỷ lệ (%) Tiền Tỷ lệ (%) 1. Tiền gửi 213.543 236.098 286.056 22.555 11% 49.958 21%
1.1. Tiền gửi không kỳ hạn 50.183 56.899 71.514 6.716 13% 14.615 26% 1.2. Tiền gửi kỳ hạn < 12T 92.891 100.813 125.864 7.922 9% 25.051 25% 1.3. Tiền gửi kỳ hạn 12T - 24T 25.625 27.623 31.466 1.998 8% 3.843 14% 1.4. Tiền gửi kỳ hạn > 24T 44.844 50.763 57.212 5.919 13% 6.449 13% 2. Phát hành giấy tờ có giá 25.662 39.349 43.104 13.687 53% 3.755 10% 3. Tiền vay 20.473 26.233 29.398 5.760 28% 3.165 12% 4. Vốn và quỹ của TCTD khác 7.841 9.837 10.776 1.996 25% 939 10% 5. Vốn nợ khác 5.105 3.281 4.890 -1.824 -36% 1.609 49% 6. Vốn chủ sở hữu 12.518 13.117 17.634 599 5% 4.517 34%
Tổng 285.142 327.915 391.858 42.773 15% 63.943 19%
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010 )
Nhìn vào bảng phản ánh tình hình nguồn vốn của chi nhánh cho thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2009 là 327.915 trđ so với năm 2008 là 285.142 trđ tăng 42.773 trđ, tăng tương ứng là 15%. Năm 2010 tổng nguồn vốn là 391.858 trđ so với năm 2009, tăng 63.943 trđ tương ứng với 19%. Qua đó cho thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng qua các năm và có xu hướng tăng lên. Trong năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ nước Mỹ với sự đổ vỡ của hàng loạt ngân hàng lớn của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gây ra phản ứng dây chuyền cho toàn thế giới trong đó có nền kinh tế nước ta. Việt Nam chính thức ra nhập WTO năm 2007 tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài làm dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào trong nước, nhằm ổn định tỷ giá Ngân Hàng Nhà nước thực hiện tăng cung tiền. Đây là một trong những lý do gây ra lạm phát cao trong năm 2008, trong năm 2008 nền kinh tế nước ta không những chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mà còn chịu lạm phát cao, làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Tâm lý người dân không muốn nắm giữ đồng nội tệ mà chuyển sang nắm giữ các tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh, hàng hoá… điều này làm cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là nguồn tiền gửi từ dân cư. Chính vì vậy tổng nguồn vốn của chi nhánh chỉ đạt 285.142 trđ, tuy nhiên sang năm 2009 tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng 15% so với năm 2008, năm 2010 tăng 19% so với năm 2009. Đây là dấu hiệu của sự phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng, chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân Hàng Nhà nước phát huy hiệu quả lạm phát đã được kiểm soát làm cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng có những chuyển biến tích cực. Phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy:
- Nguồn tiền gửi qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, năm 2008 là 74,89%, năm 2009 là 72%, năm 2010 là 73%. Ngân hàng là doanh nghiệp sử dụng rất hiệu quả công cụ đòn bẩy tài chính, nguồn tiền gửi là nguồn có tính ổn định do đó đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đây là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội - Chi nhánh Minh Khai luôn quan tâm chú trọng trong công tác huy động nguồn tiền gửi. Các sản
phẩm dịch vụ huy động tiền gửi được chi nhánh đưa ra với nhiều ưu đãi hấp dẫn như tiết kiệm dự thưởng trúng vàng SJC, vui xuân sang đón lộc vàng… chính vì vậy năm 2009 nguồn tiền gửi tăng 11% so với năm 2008, năm 2010 tăng 21% so với năm 2009. Trong cơ cấu nguồn tiền gửi tại chi nhánh thì tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tiền gửi trung dài hạn; đối với tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 tăng 13% so với năm 2008, năm 2010 tăng 26% so với năm 2009; đối với tiền gửi kỳ hạn < 12T năm 2009 tăng 9% so với 2008, năm 2010 tăng 26% so với năm 2009. Nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, doanh nghiệp bắt đầu sản xuất trở lại nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng vì vậy tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh nhất trong cơ cấu nguồn tiền gửi.
- Năm 2009 nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh so với năm 2008 là 53%. Đây cũng là nguồn vốn quan trọng để ngân hàng bổ sung cho nguồn tiền gửi, bên cạnh đó việc huy động nguồn tiền gửi trung dài hạn gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung dài hạn thì việc huy động qua kênh phát hành giấy tờ có giá cũng sẽ là sự lựa chọn của ngân hàng. Đối với tiền vay năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 là 28%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 12%. Năm 2008 Ngân Hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát, việc điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam và việc sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ nên mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đạt được. Sang năm 2009 và 2010 nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế giải cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân Hàng Nhà nước thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Lãi suất tái cấp vốn hạ từ 15%/năm xuống 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống còn 6%/năm tạo ra động lực giúp ngân hàng thương mại vay vốn nhiều hơn từ NHNN chính vì vậy tiền vay tại chi nhánh tăng mạnh vào năm 2009 và 2010. Trong cơ cấu nguồn các khoản mục khác có tình hình biến động như sau: Vốn và quỹ của các tổ chức tín dụng khác năm 2009 tăng 25% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 10%; vốn nợ khác năm 2009 giảm 36% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 49%; vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng 5% so với 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng mạnh nhất là 34%. Đây là chủ trương của Chính phủ nhằm thực hiện tái cấu trúc, xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại có quy mô lớn tăng cường khả năng chống đỡ với rủi ro cũng như khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong xu thế hội nhập thì việc tăng vốn
chủ sở hữu là một yêu cẩu tất yếu. 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2: Hoạt động sử dụng vốn giai đoạn 2008 - 2010
Đơn vị: trđ Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009 với 2008 So sánh 2010với 2009 Tiền Tỷ lệ (%) Tiền Tỷ lệ (%) 1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 5.361 4.984 4.310 -377 -7% -674 -14% 2. Tiền gửi tại NHNN và
TCTD khác 30.225 36.235 43.104 6.010 20% 6.869 19% 3. Chứng khoán 30.396 24.594 23.511 -5.802 -19% -1.083 -4% 4. Cho vay khách hàng 206.129 247.871 305.649 41.742 20% 57.778 23%
4.1. Cho vay ngắn hạn 123.677 149.466 186.446 25.789 21% 36.980 25% 4.2. Cho vay trung, dài hạn 82.452 98.405 119.203 15.953 19% 20.798 21% 5. Tài sản cố định 2.794 3.017 3.527 223 8% 510 17% 6. Tài sản có khác 10.237 11.214 11.757 977 10% 543 5%
Tổng 285.142 327.915 391.858 42.773 15% 63.94
3 19%
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010 )
Từ bảng trên ta thấy tổng tài sản của chi nhánh biến động tương tự như tổng nguồn vốn. Đi vào phân tích cơ cấu tài sản của chi nhánh cho thấy:
- Khoản mục tiền mặt, vàng bạc, đá quý năm 2009 giảm 377 trđ tương ứng với tỷ lệ 7%, năm 2010 so với năm 2009 giảm 674 trđ tương ứng với tỷ lệ 14%. Qua đó cho thấy chi nhánh duy trì khoản mục này giảm dần qua các năm, tiền mặt trong két là tài sản hầu như không sinh lời vì vậy nắm giữ tài sản này là không kinh tế. Tuy nhiên đây lại là tài sản có tính thanh khoản cao nhất được duy trì nhằm đáp ứng khả năng chi trả cho ngân hàng, nếu duy trì quá thấp nó có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ rất tốn kém chi phí cho ngân hàng tìm kiếm các tài sản khác để thanh toán khi có dòng tiền rút ra thậm chí nguy cơ mất khả năng thanh toán cũng có thể xảy ra. Do đó chi nhánh cần nghiên cứu tính toán nắm giữ tài sản này một cách hợp lý để đảm bảo tính thanh khoản và nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản của ngân hàng.
- Năm 2009 và 2010 quy mô huy động tiền gửi tại chi nhánh tăng, các hoạt động thanh toán trong hệ thống ngân hàng cũng gia tăng. Vì vậy năm 2009 tiền gửi tại NHNN và TCTD khác tăng 20% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 19%. Đối với khoản mục chứng khoán có xu hướng giảm trong năm 2009 và 2010 cụ thể: năm 2009 giảm 5.802 trđ tương ứng với tỷ lệ 19% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 giảm 1.083 trđ tương ứng với tỷ lệ 4%. Sự giảm sút này là do năm 2009 và 2010 hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, Ngân Hàng Nhà nước quyết định điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc NHNN mua khối lượng lớn giấy tờ có giá từ các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống.
- Năm 2008 lạm phát trong nước ở mức rất cao khoảng 20%, nhằm kiểm soát lạm phát NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua các công cụ: tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; bán giấy tờ có giá trên thị trường mở;… Việc thắt chặt tiền tệ mạnh tay của Chính phủ đã có tác dụng làm giảm lạm phát nhưng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất vay vốn ngân hàng quá cao lên tới 21%/năm khiến các doanh nghiệp không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn thậm chí phá sản. Năm 2009 và 2010 khi lạm phát có xu hướng giảm thì cũng là lúc NHNN quay lại thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. NHNN đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ “thắt chặt” sang “nới lỏng” một cách thận trọng. Hơn nữa năm 2010 NHNN ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 và Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 về việc thực thi cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Việc điều hành cơ chế lãi suất thoả thuận giúp hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch rõ ràng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động xác định mức lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng, mức độ rủi ro của khách hàng, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, cung cầu vốn trên thị trường đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn. Chính vì vậy dư nợ cho vay tại chi nhánh có xu hướng tăng lên rõ rệt trong năm 2009 và 2010, cụ thể: năm 2009 dư nợ cho vay tăng 41.742 trđ, tương ứng với tỷ lệ 20% so với năm
2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 57.778 trđ, tương ứng với tỷ lệ 23%. Trong cơ cấu tài sản các khoản mục khác có tình hình biến động như sau: tài sản cố định năm 2009 tăng 8% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 17%; tài sản có khác năm 2009 tăng 10% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 5%. 2.1.3.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh
Bảng 3: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2008 - 2010
Đv: trđ Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009 với 2008 So sánh 2010 với 2009 Tiền Tỷ lệ (%) Tiền Tỷ lệ (%) A. Thu nhập 1. Thu nhập từ hoạt động tín dụng 50.907 58.480 69.445 7.573 15% 10.965 19% 2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2.275 2.741 3.511 466 20% 770 28% 3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối 853 1.044 1.405 191 22% 361 35% 4. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
chứng khoán 284 365 475 81 29% 110 30% 5. Thu nhập từ hoạt động khác 2.563 2.638 3.192 75 3% 554 21% Tổng thu nhập 56.882 65.268 78.028 8.386 15% 12.760 20% B. Chi phí
1. Chi phí hoạt động huy động vốn 42.913 47.397 55.532 4.484 10% 8.135 17%2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1.045 1.207 1.427 162 16% 220 18% 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1.045 1.207 1.427 162 16% 220 18% 3. Chi phí hoạt động kinh doanh
ngoại hối 495 581 676 86 17% 95 16% 4. Chi phí hoạt động kinh doanh
chứng khoán 137 164 173 27 20% 9 5% 5. Chi phí tiền lương 3.851 4.486 5.254 635 16% 768 17% 6. Chi phí khấu hao 154 183 214 29 19% 31 17% 7. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 5.359 6.692 8.558 1.333 25% 1.866 28% 8. Chi phí hoạt động khác 1.063 2.486 3.286 1.423 134% 800 32% Tổng chi phí 55.017 63.196 75.120 8.179 15% 11.924 19% C. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.865 2.072 2.908 207 11% 836 40%
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 2010 )
Từ bảng trên cho thấy tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2009 tăng 207 trđ tương ứng với tỷ lệ 11% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 836 trđ tương ứng với tỷ lệ 40%. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh có xu
hướng tốt hơn, tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí cho thấy chính sách quản lý doanh thu và chi phí của ngân hàng đã đạt được thành công nhất định. Trong cơ cấu tài sản việc phân bổ nắm giữ tài sản sinh lời, tài sản không sinh lời cũng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của chi nhánh.
Phân tích tổng thu nhập của chi nhánh ta thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập (> 89%) và thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng trong năm 2009 và 2010. Cụ thể năm 2009 tăng 7.573 trđ, tương ứng với tỷ lệ 15% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 10.965 trđ, tương ứng với tỷ lệ 19%. Như vậy, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng đây cũng là yếu tố quyết định tới sự thành công hoạt động của chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng năm 2009 thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 466 trđ, tương ứng với tỷ lệ 20% so với năm 2008, năm 2010 so với năm 2009 tăng 770 trđ, tương ứng với tỷ lệ 28%. Sự thay đổi tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho thấy ngoài hoạt động tín dụng truyền thống ngân hàng đang chú trọng đầu tư