Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ rủi ro

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội - Chi nhánh Minh Khai (Trang 52)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI CHI NHÁNH MINH KHA

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ rủi ro

Trong công tác quản lý nợ:

- Thanh tra chất lượng tín dụng định kỳ hoặc đột xuất dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể về chấp hành các thủ tục quy chế cho vay, chức năng nghiệp vụ của cá nhân, các bộ phận trong quản lý nợ, phân loại đánh giá các nhóm nợ theo quy định.

- Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua kiểm tra trên cơ sở quy định có liên quan đến cho vay thu nợ nhằm xác định được những điểm mạnh điểm yếu những vướng mắc trong quá trình thực hiện từ đó có những biện pháp.

- Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng.

Trong công tác xử lý nợ rủi ro: Chất lượng tín dụng được đánh giá qua tỷ lệ nợ rủi ro trên tổng dư nợ. Giải quyết nợ rủi ro tốt sẽ giúp đảm bảo và nâng cao hiệu chất lượng tín dụng của ngân hàng:

- Đối với khoản nợ rủi ro mà ngân hàng xét thấy bên đi vay vẫn còn khả năng đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh và có ý thức trả nợ thì ngân hàng có thể giải quyết theo các hướng sau:

+ Ngân hàng vẫn có thể tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại, phát triển kinh doanh để có khả năng tài chính thanh toán cho ngân hàng.

+ Ngân hàng hướng dẫn tư vấn cho người vay trên nhiều phương diện: hướng sản xuất kinh doanh, thị trường, sản phẩm nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu hồi lợi tức ở người vay hoặc ra hạn cấp thêm hạn mức nhằm nâng cao sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp.

+ Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai dịch bệnh thì ngân hàng có thể giảm bớt một phần hoặc toàn bộ lãi phạt cho khách hàng.

- Đối với những khoản nợ chắc chắn không có khả năng thu hồi thì ngân hàng tiến hành xiết nợ và xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp theo các hướng sau:

+ Những tài sản nào bán với giá chấp nhận được thì ngân hàng tiến hành bán ngay để thu hồi vốn, giá có thể thấp hơn so với dự kiến ngân hàng sẽ bị thua lỗ chút ít nhưng tính về lâu dài thì không thiệt hại về tài sản về không phải mất chi phí quản lý và khai thác.

+ Với những tài sản xiết nợ nhưng không bán được ngay cần đánh giá phân loại từng loại tài sản để có biện pháp khai thác kịp thời và hiệu quả nhất.

- Đối với những khoản nợ do người vay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể, khách hàng cố tình chây ỳ, có hành vi lừa đảo. Ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp xử lý:

+ Thông báo và tự để khách hàng bán tài sản thế chấp để trả nợ ngân hàng hoặc yêu cầu người bảo lãnh thanh toán.

+ Nếu khách hàng thiếu thiện chí trong thanh toán nợ thì ngân hàng tiến hành kê biên và phát mãi tài sản thế chấp, việc phát mãi dựa trên nguyên tắc không ồn ào gây tâm lý bất ổn làm tăng hoặc giảm giá tài sản phát mãi…

+ Đối với những tài sản có giá trị lớn khó phát mãi thì ngân hàng có thể tiến hành khai thác bằng cách cho thuê có thời hạn, cho thuê mua, góp vốn liên doanh.

+ Dùng áp lực của các cơ quan pháp luật như công an kinh tế, chính quyền địa phương… để ép những đối tượng có hành vi lừa đảo thu xếp nguồn trả nợ thậm chí khởi kiện trước pháp luật.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội - Chi nhánh Minh Khai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w