Đánh giáchung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Bao Bì Thăng Long (Trang 36)

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng và được sự quan tâm rất nhiều của nhà quản lý doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta dùng hệ thống chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện và cụ thể. Vốn lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu này tính bằng con số cụ thể và chính xác, nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trên thực tế nếu doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng sử dụng vốn lưu động thì sẽ đưa ra được các biện pháp kịp thời và chính xác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.2.2.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

a , Số lần luân chuyển vốn lưu động 120.883.855 Năm 2011 = = 1,6 (vòng) 76.789.988 184.696.946 Năm 2012 = = 2,7 (vòng) 68.111.553 175.062.304 Năm 2013 = =2,4 (vòng) 72.108.234

Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2012 tăng lên so với năm 2011 và năm 2013 đó là do số vòng luân chuyển của các khoản phải thu ( năm 2013 là 2,4 vòng, năm 2012 là 2,7 vòng:năm 2011 tăng lên là 1,6 vòng) đã làm cho khả năng thu hồi các khoản công nợ nhanh chóng,chứng tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh hơn qua 3 năm liên tục. Mặt khác, số vòng luân chuyển hàng tồn kho cũng phần nào ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển vốn lưu động do vậy trong năm tới doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa về việc quản lý hàng tồn kho sao cho có hiệu quả hơn.

TH.S DƯƠNG THÚY HÀ

b , Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Năm 2011 = 360/L = 360/1.6= 225 (ngày) Năm 2012 = 360/2.7=134 (ngày)

Năm 2013 = 360/2.4=150 (ngày)

Ta thấy kỳ luân chuyển vốn năm 2012 là thấp nhất: 134 ngày, cao nhất là năm 2011: 225 ngày.Từ kết quả trên cho thấy số vòng luân chuyển vốn lưu đông tăng cao thì số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng càng giảm. Có sự thay dổi này là do số vốn lưu động bình quân qua 3 năm thay đổi khác nhau và do doanh thu thuần về bán hàng thay đổi. Do đó, để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động cần sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, rút ngắn thời gian vốn lưu động lưu trong quá trình luân chuyển.

2.2.2.2.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động 184.696.946 Năm 2012 = x (134-225) = -46.687.283,57 ng.đồng 360 175.062.304 Năm 2013 = x (150-134) 7.780.546,84 ng.đồng 360

Từ kết quả trên cho thấy công ty đã áp dụng tốt vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn làm cho hiệu quả kinh doanh tốt, công ty đã tiết kiêm được một khoản tiền tương đối. Cụ thể, do tăng tốc độ luân chuyển vốn năm 2012 công ty đã tiết kiêm được 46.687.283,57 nghìn đồng; nhưng vào năm 2013 công ty đã lãng phí mất 7.780.546,84 nghìn đồng. Số vốn này lầ khá lớn để huy động việc tăng tốc độ luân chuyển vốn là hướng giải quyết phù hợp trong tình hình các nguồn lực và nguồn vốn có hạn. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì việc công ty tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động giúp công ty tăng được doanh thu và lợi nhuận, với mức tiết kiệm là 46.687.283,57 nghìn đồng năm 2012 đồng nghĩa với việc công ty đã đầu tư thêm vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi số vốn

TH.S DƯƠNG THÚY HÀ

đầu tư ban đầu không đổi, chứng tỏ trong hoạt động sử dụng vốn công ty đã đạt hiệu quả nhất định.

2.2.2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 120.883.855 Năm 2011 = =1,57 76.789.988 184.696.946 Năm 2012 = = 2,71 68.111.553 175.062.304 Năm 2013 = = 2,43 72.108.234

Từ kết quả tính toán trên cho thấy, vào năm 2011 cứ 1 đồng vốn lưu động làm ra 1,57 đồng doanh thu thuần; năm 2012 cứ 1 đồng vốn lưu động làm ra 2,71 đồng doanh thu thuần; trong khi đó vào năm 2013 cứ 1 đồng vốn lưu động làm ra 2,43 đồng doanh thu thuần.

Năm 2012 so với 2011 chênh lệch là 1,14 đồng, chứng tỏ rằng trong 2 năm này việc sử dung vốn của công ty đạt hiệu quả cao, tốc độ có sự tăng trưởng nhưng cao.

Năm 2013 so với năm 2012 chênh lệch là 0,28 đồng, năm 2012 sử dung 1 đồng vốn lưu động tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn năm 2013. Nhìn chung, hiệu suất sử dung vốn lưu động năm 2013 đã tăng theo chiều hướng tốt hơn so với năm 2012, công ty bảo toàn được số vốn lưu động phục vụ sản xuất, công tác quản lý vốn lưu đông nhìn chung phát huy được kết quả giúp công ty sử dụng vốn lưu động hợp lý và có hiệu quả hơn.

2.2.2.2.4. Mức đảm nhiệm vốn lưu động (Hàm lượng vốn lưu động) 76.789.988

TH.S DƯƠNG THÚY HÀ Năm 2011 = = 0,64 120.883.855 68.111.553 Năm 2012 = = 0,37 184.696.946 72.108.234 Năm 2013 = = 0,41 175.062.304

Từ kết quả tính toán trên cho thấy, trong năm 2011 để đạt được 1 đồng doanh thu thuần thì cần 0,64 đồng vốn lưu động; năm 2012 để đạt được 1 đồng doanh thu thuần thì cần có 0,37 đồng vốn lưu động còn cần 0,41 đồng vốn lưu động để đạt được 1 đồng doanh thu thuần vào năm 2013.

Hàm lượng vốn lưu động trong năm 2012 giảm chứng tỏ công ty đã nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động .Do doanh thu năm 2012 của công ty tăng trong khi vốn lưu động bình quân tăng, mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của vốn lưu động do vậy làm cho mức đảm nhiệm vốn lưu động giảm. Tuy nhiên, mức đảm nhiệm vốn lưu động của công ty vẫn ở mức cao là 0,5 đồng, tức là có được 1 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 0,63 đồng vốn lưu động do vậy trong doanh thu thì phần vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng cao. Trong năm 2013, công ty đã tiến hành thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhằm giảm các khoản chi phí phát sinh, nâng cao năng suất lao động nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, giảm tỷ trọng phần vốn lao động từ đó giảm hàm lượng vốn lưu động góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.2.2.2.5. Mức doanh lợi vốn lưu động 132.663

Năm 2011 = = 0,0017 76.789.988

TH.S DƯƠNG THÚY HÀ Năm 2012 = = 0,0014 68.111.553 187.571 Năm 2013 = = 0,0026 72.108.234

Từ kết quả trên cho thấy, năm 2011 và năm 2012 cứ 1 đồng vốn lưu động có thể tạo ra 0,0017đồng và 0,0014 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp; còn năm 2013 cứ 1 đồng vốn lưu động có thể tạo ra 0,0026 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong 2 năm 2011,2012 tạo ra 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế không chênh lệch thay đổi nhiều, đến năm 2013 đã tăng lên 0,0026 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đây chưa phải là một kết quả khả quan bởi lợi nhuận sau thuế tính trên 1 đồng doanh thu còn quá thấp chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh công ty còn phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm giảm doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.2.2.2.6. Kỳ thu tiền bình quân 360

Năm 2011 = =145,75 (ngày)

2.47

Năm 2012 = 360/15.08 =23,87 (ngày) Năm 2013 = 360/6.20 = 58,06 (ngày)

Từ kết quả tính toán trên cho thấy,năm 2011cần 145,75 ngày để thu được các khoản phải thu; năm 2012 cần 23,87 ngày để thu được các khoản phải thu, còn năm 2013 cần ít ngày hơn là 58,06 ngày để thu được các khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm rút ngắn dần, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn góp phần nâng cao tốc độ luân chuyển vốn của công ty.

TH.S DƯƠNG THÚY HÀ

Tuy nhiên, với kết quả tính như vậy ta thấy thời gian thu tiền của công ty là khá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng tới tốc độ bán hàng của công ty.

2.2.2.2.7. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(Hệ số thanh toán hiện hành) 76.789.988 Năm 2013 = = 1,15 đồng 66.619.629 68.111.553 Năm 2012 = = 1,17 đồng 58.021.085 72.108.234 Năm 2013 = = 1,23 đồng 58.757.486

Ta thấy, năm 2011 và năm 2012 công ty có1,15 và 1,17 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả còn năm 2013 công ty chỉ có 1,23 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả.

Nhìn vào kết quả tính toán trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp qua 3 năm lần lượt là 1,15; 1,17và 1,23 (>1) cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp rất tốt, mức độ đảm bảo tài sản lưu động với nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Do vậy trong kỳ tới doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục duy trì những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán hiện thời vì đó là nhân tố tích cực góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh việc huy động vốn từ các nguồn bên ngoài doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đến việc quản lý sử dụng các nguồn vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất. Có như vậy mới đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành, đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp.

TH.S DƯƠNG THÚY HÀ

2.2.2.2.8. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 18.121.193 Năm 2011 = = 0,27 66.619.629 814.274 Năm 2012 = = 0,01 58.021.085 5.021.691 Năm 2013 = = 0,09 58.757.486

Từ kết quả tính toán trên cho ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nhanh ở năm 2011 là lớn nhất, năm 2011công ty có 27% tài sản có tính thanh khoản cao cho mỗi đồng nợ đến hạn, năm 2012 có 1%, trong khi đó năm 2013 chỉ có 9%.

Nhìn chung kết quả hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty như vậy là quá nhỏ, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì không đủ tiền và tương đương tiền vì vào lúc cần công ty có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản gấp với giá thấp để trả nợ.Từ kết quả trên cho thấy công ty có thể không xoay sở để có đủ tiền trả các khoản nợ khi chúng đến hạn. Do vậy, công ty cần chú trọng tới việc quản lý vốn lưu động để đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Bao Bì Thăng Long (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w