Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty Cổ phần Hà

Một phần của tài liệu Công tác kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Hà Châu (Trang 74)

2.2.1- Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty

Sau khi tổng hợp được chi phí sản xuất, kế toán chi phí sẽ tính giá thành sản phẩm. Đây là khâu rất quan trọng vì tính được giá thành sản phẩm mới hạch toán được giá vốn và xác định được doanh thu. Đối với công ty xây lắp, việc tính giá thành càng quan trọng hơn vì giá thành là toàn bộ chi phí phát sinh từ khi khởi công công trình đến khi hoàn thành, mà công trình là những sản phẩm có giá trị lớn, do đó nếu tính giá thành không chính xác sẽ ảnh hưởng lớn tới việc xác định doanh thu và lập các BCTC.

Đối tượng tính giá thành của công ty cổ phần Hà Châu OSC cũng như các công ty xây lắp khác là các công trình, hạng mục đã hoàn thành. Công ty thực hiện báo cáo theo quý nên kỳ tính giá thành cũng chính là quý.

Phương pháp tính giá thành công ty áp dụng chính là phương pháp trực tiếp: do đặc điểm sản phẩm xây lắp là đơn chiếc, nên sản phẩm nào hoàn thành thì tính giá cho sản phẩm ấy. Công thức tính giá thành các công trình, hạng mục:

Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ

=

Chi phí thực tế khối lượng

xây lắp dở dang đầu kỳ

+

Chi phí khối lượng xây lắp phát sinh

trong kỳ

-

Chi phí thực tế khối lượng

xây lắp dở dang cuối kỳ

2.2.2- Quy trình tính giá thành

Quy trình tính giá thành sản phẩm được bắt đầu từ việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá trị sản phẩm DDCK để tổng hợp chi phí sản xuất.Cuối cùng kế toán chi phí lập được bảng tính giá thành. Bảng tính giá thành được lập riêng cho từng công trình.

Minh hoạ (Biểu mẫu 30) cho thấy trên thẻ tính giá thành có đầy đủ các

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

yếu tố trong công thức tính giá thành, mỗi yếu tố được chi tiết thành từng loại chi phí. Số liệu về chi phí SXKDDD đầu kỳ được lấy từ kỳ trước (quý trước) chính là chi phí SXKDD cuối kỳ trước. Số liệu chi phí SXKD phát sinh trong kỳ được lấy từ số phát sinh ở sổ chi tiết TK154 (biểu mẫu 28). Giá thành sản phẩm được tính ra là kết quả cuối cùng của quy trình tính giá thành sản phẩm. Trên thẻ ta thấy giá thành công trình CT5A-B là 5.279.341.279 VNĐ được chi tiết theo từng khoản mục chi phí cấu thành. Đây chính là cơ sở để công ty xác nhận giá thanh toán với bên A và là cơ sở để xác định doanh thu từ công trình CT5A-B.

Biểu mẫu 30 : Thẻ tính giá thành

THTÍNH GIÁ THÀNH Công trình: CT5A-B

Quý 3 năm 2011

Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí

CF NVLTT CF NCTT CF MTC CF SXC CF SXKD dở dang đầu kỳ 191.390.416 135.630.740 29.433.260 21.155.430 5.170.986 CF SXKD phát sinh trong kỳ 5.210.403.18 1 4.507.593.76 7 275.522.46 0 162.866.75 4 264.420.200 CF SXKD dở dang cuối kỳ 122.452.318 105.256.444 6.912.988 4.171.567 6.111.319 Giá thành sản phẩm 5.279.341.27 9 4.537.968.06 3 298.042.73 2 179.850.61 7 263.479.867 Ngày… tháng…năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Công ty cổ phần Hà Châu OSC Xí nghiệp Hà Châu 1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY

LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ CHÂU OSC

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty Cổ phần Hà châu OSC và phương hướng hoàn thiện.công ty Cổ phần Hà châu OSC và phương hướng hoàn thiện. công ty Cổ phần Hà châu OSC và phương hướng hoàn thiện.

Theo dõi toàn bộ quá trình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hà Châu OSC thông qua dẫn chứng cụ thể là hạch toán chi phí và tính giá thành trong quý 3 công trình CT5A-B, chúng ta có thể đánh giá đầy đủ về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty như sau.

3.1.1- Ưu điểm

Về hạch toán chi phí sản xuất:

Hạch toán chi phí sản xuất của công ty được tiến hành theo đúng quy trình, đúng phương pháp trên cơ sở xác định đúng đối tượng hạch toán là các công trình, hạng mục công trình. Đặc biệt, các tài khoản được chi tiết đến từng đối tượng cần hạch toán chi phí. Những điều này tạo điều kiện cho công tác theo dõi, quản lý chi phí cũng như các giải pháp tiết kiệm chi phí của công ty được thực hiện dễ dàng.

Bên cạnh đó, hệ thống chứng từ sổ sách kế toán về chi phí cũng được mở tương đối đầy đủ theo đặc điểm của từng loại chi phí và theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, giúp cho thông tinh kế toán giữa phần hành kế toán chi phí với các phần hành khác được thông suốt.

Phương pháp ghi sổ kế toán Nhật ký chung mà công ty lựa chọn là phương pháp dễ dàng áp dụng, kết hợp với sự hỗ trợ của kế toán máy đã giải quyết được nhanh chóng nhiều vấn đề mà phức tạp nhất là các vấn đề về hạch toán chi phí. Sử dụng kế toán máy, kế toán công ty có thể mở được nhiều loại

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

sổ nhiều loại chứng một cách nhanh chóng, luôn đảm bảo hạch toán đúng kỳ hạn, phục vụ đắc lực cho việc cung cấp thông tin kế toán. Cụ thể, ở mỗi khoản mục chi phí, công ty đều sử dụng phần mềm kế toán máy để mở những loại bảng tính, sổ tương ứng. Như đối với kế toán chi phí NCTT có bảng chấm công, bảng thanh toán lương; Kế toán chi phí máy thi công có bảng kê NVL phục vụ máy thi công, bảng tính lương, bảng tính khấu hao máy thi công, bảng tổng hợp chi phí máy thi công; Kế toán chi phí sản xuất chung có bảng tính lương, bảng phân bổ CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung, khấu hao TSCĐ dựa vào tỷ trọng NVLTT được kế toán công ty quy định là phương pháp phù hợp và dễ thực hiện. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng cũng là phương pháp dễ thực hiện, phù hợp với đặc điểm TSCĐ ở công ty.

Các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp về chi phí của công ty được cập nhật đầy đủ theo đúng mẫu biểu quy định trong chế độ kế toán hiện hành. Sổ chi tiết được mở theo đúng đối tượng cần hạch toán chi phí.

Về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm

Kế tổng hợp chi phí sản xuất của công ty được tuân thủ đúng quy trình, đó là: sau khi mở sổ chi tiết các tài khoản chi phí thành phần mới lập sổ chi tiết tài khoản chi phí SXKDDD, cùng với đó là mở sổ tổng hợp về chi phí SXKDDD chính xác theo nghiệp vụ phát sinh.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương thức thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý mà kế toán công ty lựa chọn là phương pháp phù hợp với đặc điểm sản phẩm xây lắp của công ty vì đó đều là những sản phẩm phức tạp, nhiều hạng mục, thời gian thi công dài. Việc đánh giá sản phẩm dang theo phương pháp như vậy sẽ giúp công ty hoàn thành hạng mục nào có thể hoàn vốn đến đấy.

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

Trên cơ sở kế toán tổng hợp chi phí đuợc thực hiện đúng quy trình, việc đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành các công trình, hạng mục công trình. Giá thành được tính toán một cách phù hơp, tương đối chính xác, thẻ tính giá thành được lập đúng thời hạn vào cuối mỗi quý đảm bảo thông tin kịp thời cho công tác hạch toán doanh thu và hoàn thiện BCTC ở công ty.

3.1.2- Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế cần thực hiện ngay các giải pháp hoàn thiện. Những hạn chế thể hiện ở việc xây dựng hệ thống chứng từ kế toán chi phí mặc dù đã đầy đủ theo quy định của chế độ nhưng với riêng đặc điểm hoat động của ngành xây lắp, một công ty cổ phần có quy mô lớn, thì hệ thống chứng từ này còn nhiều thiếu sót. Cụ thể như sau:

Đối với hệ thống chứng từ kế toán chi phí của công ty, còn nhiều thiếu sót đó là: các nghiệp vụ chi phí NVL trong hoạt động xây lắp nhiều, diễn ra hàng ngày nhưng kế toán công ty chưa có bảng tổng hợp NVL mà chỉ dựa vào hoá đơn mua NVL, phiếu xuất kho để ghi luôn vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Như thế việ kiểm soát hoạt động mua hoặc xuất dùng NVL của kế toán chi phí sẽ gặp khó khăn. Nếu ở các tổ thi công có bảng kê NVL thì sẽ không thể dẫn đến gian lận, hao hụt NVL không rõ nguyên nhân.

Đối với nghiệp vụ về chi phí NCTT: Công nhân của công ty với số lượng nhiều, nhiều trường hợp cần tạm ứng về lườn nhưng kế toán công ty chưa có bảng kê thanh toán tạm ứng về lương.

Đói với nghiệp vụ về chi phí khấu hao TSCĐ: mặc dù TSCĐ của công ty được trang bị đồng bộ, máy móc hiện đại, chưa xuất hiện nghiệp vụ sửa chữa lớn nhưng trong công tác kế toán của công ty cũng phải xây dựng sẵn mẫu biểu bảng phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, vì quả lý TSCĐ là công

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

tác quan trọng trong quản lý vốn.

Đối với kế toán chi phí máy thi công: Việc quản lý MTC của công ty chưa được chặt chẽ, thể hiện ở việc công ty chưa có chứng từ về giao nhận MTC khi tiến hành thi công ở mỗi công trình.

Đối với hệ thống tài khoản kế toán của công ty: Tài khoản NVL của công ty chưa được chi tiết rõ từng loại; Kế toán chi phí công ty chưa chi tiết TK6237" Chi phí dịch vụ MTC " ra chi phí MTC thuê ngoài và chi phí dịch vụ MTC của công ty, vì chi phí thuê ngoài MTC thường có giá trị lớn nên cần tách bạch để quản lý chi phí MTC được tốt hơn, theo dõi để tận dụng được tối đa hiệu suất sử dụng MTC của công ty; Đối với kế toán chi phí TSCĐ: kế toán chưa xây dựng hệ thống tài khoản trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ.

Đối với tập hợp chi phí MTC: công ty tính lương công nhân điều khiển máy là lương cố định theo tháng là chưa thực sự hợp lý vì đối với một công trình, có giai đoạn dùng nhiều MTC, có giai đoạn dùng ít MTC vì vậy trả lương nhân viên MTC cố định theo tháng là chưa phản ánh đúng chi phí MTC.

3.1.3- Phương hương hoàn thiện

Trên cơ sở những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty, có thể đưa ra những phương hướng hoàn thiện như sau:

(1) Tiếp tục hoàn thiện về hệ thống chứng từ kế toán, cụ thể là: + Bổ sung chứng từ bảng kê NVL

+ Bổ sung chứng từ về bảng phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, MTC.

+ Bổ sung chứng từ giao nhận MTC

(2) Tiếp tục hoàn thiện về hệ thống tài khoản. Cụ thể là:

+ Tiếp tục mở chi tiết tài khoản về chi phí NVL theo từng loại NVL.

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

+ Tiếp tục chi tiết tài khoản chi phí dịch vụ MTC theo tính chất thuê ngoài hay của công ty.

+ Xây dựng chi tiết các tài khoản về trích trước sửa chữa lớn TSCĐ (3) Thay đổi phương pháp đánh giá tiền lương của nhân viên điều khiển MTC theo hướng thực hiện chấm công đối với nhân viên điều khiển MTC.

3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hà Châu OSC, điều kiện thực hiện các giải phẩm tại Công ty Cổ phần Hà Châu OSC, điều kiện thực hiện các giải pháp.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động về cung cấp thông tin của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty. Trên cơ sở các mặt ưu nhược điểm và phương hướng hoàn thiện đã chỉ ra thì giải pháp hoàn thiện như sau:

Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Kế toán công ty đã xác định đúng đối tượng kế toán chi phí và tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thiện. Tuy nhiên hệ thống chứng từ của công ty các văn bản để xác định rõ khi nào hạng mục công trình hoàn thành. Vì vậy kế toán công ty cần phối hợp với phòng kỹ thuật để có văn bản xác nhận rõ hạng mục công trình đã hoàn thành, qua đó nhận diện rõ hơn đối tượng hạch toán của mình

Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Kế toán trưởng công ty phân

công cho kế toán vật lập bảng kê NVL hàng tháng, kế toán chi phí lập bảng phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán chi phí lập bảng phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán TSCĐ quản lý chứng từ giao nhận MTC.

Để cho chứng từ luân chuyển kịp thời, cần phối hợp đồng bộ giữa kế toán công ty với các bộ phận như phối hợp giữa phòng vật tư với kế toán vật tư để quản lý chứng từ NVL; Phối hợp giữa kế toán tiền lương với tổ trưởng các tổ thi công để thực hiện đúng, trung thực, kịp thời công tác chấm công,

SVTH: Bùi Văn Hiệu Lớp : kế toán tổng hợp (4+1)

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Phạm Thị Thuỷ

tính tiền công, tiền lương; Phối hợp giữa phòng kỹ thuật với kế toán TSCĐ để phân bổ chi phí TSCĐ hợp lý và kịp thời. Đồng thời tiến hành kiểm soát chéo giữa các bộ phận để tự đánh giá, phát hiện sai sót. Đây là biện pháp hoàn toàn có thể thực hiện được nếu như ban quản lý, điều hành công ty nhìn nhận nghiêm túc, đề ra đúng và tuân thủ đúng các nội quy.

Về tài khoản kế toán: Kế toán công ty tiếp tục mở thêm tìa khoản chi

tiết về NVLTT theo từng loại NVL, chi tiết riêng chi phí dịch vụ MTC thuê ngoài và MTC của công ty, chi tiết tài khoản trích trước TSCĐ. Việc chi tiết này hoàn toàn có thể thực hiện khả thi vì nó sẽ giúp cho việc quản lý chi phí ở công ty dễ dàng hơn, cụ thể là: NVL của công ty có nhiều loại với giá trị và biến động giá trị khác nhau, chi phí MTC thuê ngoài với MTC sẵn có vốn có tính chất khác nhau, các nghiệp vụ trích trước TSCĐ luôn cần thiết để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong hạch toán chi phí.

Về phương pháp kế toán: Cần thay đổi phương pháp đánh giá tiền

lương của nhân viên điều khiển MTC theo phương pháp chấm công. Phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được vì số lượng nhân viên điều khiển máy thi công của công ty không nhiều, hoạt động cũng rõ ràng, dễ quant sát để chấm công.

Về sổ kế toán chi tiết: trên cơ sở đề xuất chi tiết tài khoản chi phí NVL,

thì sổ kế toán chi tiết cũng cần mở chi tiết cho từng loại NVL, như thế công tác quản lý chi phí NVLTT sẽ dễ dàng hơn. Việc mở chi tiết này sẽ thuận tiện

Một phần của tài liệu Công tác kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Hà Châu (Trang 74)