Quy trình cấp tín dụng cho vay hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 31)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỸ

1.Quy trình cấp tín dụng cho vay hộ nghèo.

Trước đây các hộ nghèo không được vay vốn vì không có tài sản thế chấp, vì mưu sinh họ phải chấp nhận vay nặng lãi của tư nhân bằng tiền, bằng thóc...với lãi suất cao để bảo tồn sự sống, họ không có tiền mua vật tư, cây, con giống để thực hiện trồng trọt, chăn nuôi, phải lao động quanh năm để rồi đến mùa thu hoạch lại phải trả nợ, xong lại đi vay, cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp

diễn khiến họ trở thành những con nợ. Nhiều hộ nghèo ngay đến ruộng đất là tư liệu sản xuất quý giá nhất, cơ bản nhất để đảm bảo ổn định cuộc sống cũng phải đem cầm cố hoặc bỏ hoang hoá vì không có tiền đầu tư, gây lãng phí lớn tài nguyên thiên nhiên, làm sức sản xuất xã hội suy giảm. Tuy vậy, sau khi Ngân hàng Chính sách Xã hội được thành lập đã giúp nhiều hộ thoát khỏi cảnh luẩn quẩn ấy. Với quy trình tín dụng khép kín, cán bộ tín dụng tư vấn, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ vay được vay vốn…tuân thủ theo quy trình tín dụng được quy định bằng văn bản số 319 (27/5/2005):

Sơ đồ 2: Quy trình phê duyệt một khoản tín dụng:

(1) (2)

(1) Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay + Hồ sơ vay vốn.

(2) Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm định) đề xuất cho vay / không cho vay (có ý kiến nhận xét) + Hồ sơ vay vốn.

Trong mấy năm gần đây cơ chế luôn thay đổi theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế nói chung có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều chính sách mới về phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống, tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng chính sách huyện mở thêm các chương trình cho vay để những hộ nghèo có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

Cán bộ tín dụng

Nghiên cứu, thẩm định khách hàng

vay vốn

Lãnh đạo phòng nghiệp vụ kinh doanh

Kiểm tra hồ sơ khách hàng, thẩm định lại

Giám đốc

Phê duyệt/không phê duyệt cho

Sơ đồ 3: Sơ đồ cho vay hộ nghèo: (1) (7) (6) (8) (2) (3) (5) (4)

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho tổ TK&VV. Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên / hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.

Hộ nghèo Tổ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức UBND cấp xã Tổ chức chính trị xã hội cấp xã

Quy trình cho vay trên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nguồn vốn vay đến tận tay người dân. Hàng năm doanh số cho vay hộ nghèo ngày càng tăng để các hộ có điều kiện đầu tư sản xuất phát triển ngành nghề nhưng không có nghĩa là số hộ nghèo ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 31)