MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 60)

1. Kiến nghị đối với Nhà nước

a. Cần có một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Hệ thống tài chính tín dụng nông thôn chỉ có thể phát triển bền vững trên môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Đặc biệt là các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát hợp lý có thể kiểm soát được, tăng tỷ lệ tích tiết kiệm và đầu tư. Ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự bền vững về kinh tế.

b. Cần có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi.

Nhà nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững như:

Có chính sách và giao cho Bộ Nông nghiệp và Nông thôn làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư nghiệp; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu…

Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận phát triển cho người dân nông thôn.

Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ sở pháp ly cho các công ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng.

Nhà nước cần đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu giống, nghiên cứu công nghệ sinh học trong nông nghiệp để có thể tạo ra các loại vật nuôi, cây trồng đạt năng suất, giá trị cao phù hợp với điều kiện từng vùng.

2. Kiến nghị với chính quyền địa phương.

Đề nghị chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức giám sát quá trình sử dụng vốn vay; củng cố và nâng cao vai trò của của Ban xoá đói giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ, hình thành các Tổ vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức là Ngân hàng của chính tổ chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được giao.

Chỉ đạo các cụm dân cư điều tra khảo sát phân loại hộ nghèo theo tiêu chí của bộ lao động thương binh và xã hội quy định đúng với thực tế, để hộ nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật chăm sóc vật nuôi cây trồng cho các hộ.

Chỉ xác nhận các hộ có đủ điều kiện được vay vốn NHCSXH.

3. Kiến nghị đối với ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội. chức chính trị xã hội.

a. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.

Đề nghị HĐQT kiến nghị với Chính phủ cấp đủ vốn điều lệ cho Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức; tạo lập nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đề nghị Ngân hàng Chính sách Thành phố Hà Nội bổ sung thêm nguồn vốn cho vay hộ nghèo, cho

vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, và các chương trình khác. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm hỗ trợ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức trong việc tìm kiếm các nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức trong nước, tạo điều kiện giúp Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức tiếp nhận các dự án tài trợ về vốn, kỹ thuật của các Tổ chức Tài chính, tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ.

Hàng năm ngân hàng nên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ làm công tác uỷ thác cho vay nắm chắc hơn nữa quy trình nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngành, kiến thức về pháp luật để xử lý công việc tốt hơn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT và của các tổ chức hội nhận uỷ thác nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót trong quá trình hoạt động.

Trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đồng bộ, kịp thời, từng bước thực hiện hiện đại hoá ngân hàng góp phần nâng cao vị thế ngân hàng trên thị trường.

Mở thêm các chương trình cho vay, bổ sung thêm nguồn vốn cho vay phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền hoạt động của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b. Đối với tổ chức chính trị xã hội.

* Đối với Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Mỹ Đức: - Chỉ đạo các cấp hội đoàn thể cơ sở nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong công tác bình xét cho vay, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, nâng cao hiệu quả vốn vay.

- Rà soát củng cố kiện toàn lại các tổ vay vốn hoạt động kém hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV đi vào kỷ cương, nề nếp tạo lòng tin trong nhân dân.

- Phối kết hợp với ngân hàng tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động uỷ thác cho vay, nhân điển hình tiên tiến.

* Đối với Huyện uỷ, UBND huyện Mỹ Đức:

- Đề nghị Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Mỹ Đức hỗ trợ kinh phí để chuyển vốn sang NHCSXH huyện Mỹ Đức để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT và của các tổ chức hội nhận uỷ thác, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót trong quá trình hoạt động…

Tín dụng chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân ngân hàng, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng cần phải có sự chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT - Ngân hàng chính sách xã hội, sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương cấp xã.

Sau khi đã nghiên cứu và tìm hiểu thực tế thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCSXH huyện Mỹ Đức, em đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị trên đây với hi vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong điều kiện thị trường ngân hàng tài chính đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

KẾT LUẬN

Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chương trình xoá đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước; hoạt độngTín dụng đối với hộ nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo.

Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng hộ nghèo của NHCSXH là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Trên cơ sở tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, đề tài “Hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” đã tập trung đề cập được một số vấn đề và hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra là:

1. Tổng quát thực trạng hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Mỹ Đức về tình hình nghèo đói, thực trạng tín dụng và những yếu tố tác động đến hiệu quả đầu tư của chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, từ đó tìm ra nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo.

2. Từ phân tích thực trạng đề tài đã đề ra được những giải pháp, những kiến nghị có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nghèo của NHCSXH, để thực hiện tốt vai trò của nhiệm vụ của Ngân hàng trong việc góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo.

Những ý kiến đề xuất trong chuyên đề chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với

hộ nghèo. Tuy nhiên những giải pháp đó có thể phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện.

Đề tài nghiên cứu một lĩnh vực rộng lớn mang tính xã hội, kiến thức thực tiễn còn mới mẻ, hạn chế cùng những hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn, thâm nhập thực tế chưa được nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Ngoài những ý kiến được nêu trong chuyên đề chắc chắn còn nhiều vấn đề mà em chưa đề cập đến để nghiên cứu sâu hơn, để không ngừng nâng cao hoạt động tín dụng đối với người nghèo… Vì vậy, những nội dung thể hiện trong chuyên đề còn phải bổ sung thêm nên em kính mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong ngân hàng chính sách xã hội huyện và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để có thể tiếp tục tu chỉnh và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.sỹ Nguyễn Thị Liên

Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này, và xin chân

thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa thương mại và kinh tế quốc tế, Ban lãnh đạo NHCSXH huyện cùng toàn thể cac anh chị cán bộ nhân viên của NHCSXH huyện đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w