Tình hình nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 38)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỸ

c. Tình hình nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là những khoản nợ xấu mà khách hàng vay ngân hàng không trả được và cũng không được ngân hàng cho gia hạn nợ. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là những đánh giá khái quát chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung và đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo nói riêng.Việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn để hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn, đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Việc tăng trưởng dư nợ phải gắn liền với chất lượng tín dụng mà chất lượng tín dụng thể hiện kết quả hoạt động của ngân hàng trong những năm qua. Chất lượng tín dụng thể hiện qua tình hình nợ quá hạn qua các năm như sau:

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn của hộ nghèo tại NHCSXH huyện Mỹ Đức năm 2008 - 2010.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

2009 so 2008 2008 2010 so 2009 Số tiền Tỷ trọ ng % Số tiền Tỷ trọ ng % Số tiền Tỷ trọ ng % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 56.66 3 100 92.56 4 10 0 145.47 4 100 35.90 1 63,4 52.91 0 57,2 Nợ quá hạn 1.713 3,02 1.200 1,3 1.143 0,8 -510 - 29,8 -57 -4,8 Trong đó: NQH hộ nghèo 1.602 2,8 1.089 1,2 362 0,25 -513 32,1- -727 66,8-

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức các năm 2008-2010)

Qua bảng 7 nhận thấy nợ quá hạn hộ nghèo chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Nợ quá hạn hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mỹ Đức được giảm dần hàng năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nợ quá hạn hộ nghèo năm 2008 là 1.602 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,8% tổng dư nợ. Năm 2009 là 1.089 triệu đồng, chiếm 1,2% tổng dư nợ giảm được 513 triệu đồng. Năm 2010 nợ quá hạn hộ nghèo là 362 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,25% tổng dư nợ giảm được 727 triệu đồng so với năm 2009.

Cũng qua các số dư nợ quá hạn hàng năm có thể thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện được đảm bảo. Thể hiện nợ quá hạn năm sau giảm so với năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nợ quá

hạn năm 2008 là 1.713 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,02% tổng dư nợ; năm 2009 là 1.200 triệu đồng, chiếm 1,3% tổng dư nợ giảm được 510 triệu đồng. Năm 2010 nợ quá hạn là 1.143 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,8% tổng dư nợ giảm được 57 triệu đồng so với năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%/tổng dư nợ hàng năm. Tuy vậy nợ quá hạn hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong nợ quá hạn của ngân hàng, chứng tỏ việc chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo còn nhiều bất cập…

Tỷ lệ nợ quá hạn tuy thấp nhưng Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cũng cần phải có biện pháp giữ vững vì trong tương lai nợ quá hạn do những nguyên nhân khách quan rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, rét đậm rét hại kéo dài làm chết các loại cây trồng, vật nuôi (2009), dịch bệnh không lường trước được dẫn đến các hộ không trả được nợ ngân hàng hoặc do nguyên nhân chủ quan từ phía cán bộ ngân hàng, ban xoá đói giảm nghèo các xã các tổ chức chính trị xã hội, các tổ nhóm thực hiện quy trình nghiệp vụ chưa tốt như bình xét cho vay thiếu công khai không đúng đối tượng, xác nhận đề nghị Ngân hàng Chính sách cho vay cả những đối tượng không đủ điều kiện vay vốn như hộ vay có người mắc các tệ nạn xã hội, già cả neo đơn không có sức lao động… có kiểm tra hộ vay sử dụng vốn nhưng kiểm tra không sâu sát, kém hiệu quả, sự phối kết hợp đồng bộ chặt chẽ giữa ngân hàng và chính quyền địa phương, ban xoá đói giảm nghèo, các tổ chức chính trị xã hội làm không thường xuyên, mọi thắc mắc từ cơ sở không được giải quyết kịp thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng.

Để nhận thấy rõ sự thay đổi hiệu quả hoạt động của ngân hàng về nợ quá hạn, ta có thể xem xét biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức các năm 2008-2010)

Dư nợ quá hạn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho vay nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho vay từ những năm trước. Qua tiếp cận hộ vay và quá trình phân tích số liệu thấy số dư nợ quá hạn chủ yếu do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, giá cả tiêu thụ sản phẩm sụt giảm…nguyên nhân chủ quan như: không biết cách làm ăn, ỷ lại vào chính sách trợ cấp của Nhà nước, sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp…và những nguyên nhân từ cơ chế chính sách và quản lý điều hành: chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo chưa được phối hợp đồng bộ với chính sách tín dụng.

Với sự tích cực đôn đốc của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và các hội nhận uỷ thác, các tổ vay vốn và ý thức của hộ vay, sau khi khắc phục ổn định dần kinh tế đã thực hiện trả nợ dần ngân hàng, bảo tồn vốn cho Nhà nước. Số ít hộ nghèo do sử dụng vốn vay không đúng mục đích là do nhận thức ban đầu và thiếu sự đôn đốc thu hồi của ngân hàng….nhưng đến nay Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mỹ Đức đã hoàn thiện hồ sơ trình các cấp các ngành xử lý theo chế độ cho miễn lãi hoặc xoá nợ, đồng thời động viên các hộ trả nợ khi có điều kiện.

Đạt được kết quả như vậy là có sự cố gắng nỗ lực của cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, tổ chức chính trị nhận uỷ thác và Ban quản lý tổ nhóm, ý thức trách nhiệm của người vay khi đã được phân tích thấu tình đạt lý (cho vay mới không có nợ quá hạn phát sinh).

* Vấn đề nợ khoanh.

Mặc dù đã đạt được những kết quả trên, Ngân hàng vẫn còn những khoản nợ khoanh không đòi được. Có thể nói rằng còn nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy, còn nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, … và các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Đánh giá qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2:

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức các năm 2008-2010)

Nợ khoanh năm 2009 đã giảm 69 triệu đồng so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 nợ khoanh đã tăng lên 645 triệu đồng, chiếm 1,42% tổng dư nợ năm 2010. Cần có những biện pháp khắc phục vấn đề này: đôn đốc người dân trả nợ, kiểm tra, rà soát lại để tìm nguyên nhân dẫn đến nợ khoanh…

III.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỸ ĐỨC.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w