Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 58)

II. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỸ

3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Yếu tố con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động ngân hàng. Đối với ngân hàng khi các nghiệp vụ ngày càng phát triển với công nghệ ngày càng cao, đặc biệt là công tác tín dụng đòi hỏi trình độ cán bộ cũng được nâng cao để có thể sử dụng những phương tiện, công nghệ hiện đại phù hợp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ mang tính kỹ thuật, cán bộ ngân hàng phải đại diện cho ngân hàng giao tiếp với các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương và khách hàng vay vốn, một lời nói, một cử chỉ đẹp cũng góp phần tạo lòng tin thu hút khách hàng. Một đội ngũ tận tình, một thủ tục cho vay đơn giản kết hợp với việc cấp phát tiền vay đến tận tay người nghèo sẽ làm cho các hộ nghèo yên tâm, tin tưởng vào Ngân hàng chính sách xã hội và sớm thoát khỏi cảnh nghèo.Như vậy Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp cũng như các kiến thức xã hội cho cán bộ viên chức lao động. Trong thời gian tới Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức có thể sử dụng phương pháp sau:

- Đưa cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào làm nghiệp vụ tín dụng, cán bộ tín dụng phải có đủ tư chất đạo đức nghề nghiệp, tác phong giao tiếp lịch thiệp, hướng dẫn khách hàng tận tình, chu đáo.

- Đào tạo và đào tạo lại về các mặt nghiệp vụ là nhiệm vụ thường xuyên, tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tới đội ngũ cán bộ và những người liên quan để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tác nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Bố trí sử dụng cán bộ một cách đúng đắn, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cán bộ phát huy hết năng lực của mình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên trang bị thêm kiến thức pháp luật, kiến thức ngoại ngành, tin học và ngoại ngữ thực hiện giỏi một việc biết nhiều việc. Vấn đề đặt ra là làm sao có được những cán bộ ngân hàng thực sự có tâm huyết với nghề, với người nghèo, gắn bó hết mình với công việc, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu như thi đua cán bộ giỏi, từ đó tạo cơ hội nâng cao trình độ giao tiếp mở rộng mối quan hệ và có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Có cơ chế hợp lý khen thưởng những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm, phòng chống rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng.

Do vậy, vấn đề bồi dưỡng đào tạo con người, quản lý tổ, nhóm là một điều kiện tiên quyết quyết định thành công hay thất bại của việc cung ứng tín dụng cho người nghèo. Vì vậy, cần phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho các cán bộ tín dụng.

Bản thân ngân hàng phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Kiểm tra, kiểm toán nội bộ Ngân hàng chính sách xã hội cần thực hiện việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo... để ngăn ngừa và phát hiện kịp

thời các sai phạm, xử lý ngay nhằm chống thất thoát vốn.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w