ĐỊNH HƯỚNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 50)

1. Định hướng của Đảng và Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 131/2002/QĐ - TTg ngày 04/10/2002 quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ - NH 5, ngày 01/01/1995 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương. Trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách không vì mục tiêu lợi nhuận, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễm thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt qua từng năm. Trên cơ sở chủ trương của Đảng về xoá đói giảm nghèo, Chính phủ đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ các hộ nghèo, vùng nghèo như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình định canh định cư, phân bổ lại dân cư thông qua việc di dân xây dựng vùng kinh tế mới, chương trình chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, chương trình tạo việc làm…Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các Chính phủ, tổ chức phi

Chính phủ, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật, vay vốn.

Phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay xoá đói giảm nghèo. Tập trung chỉ đạo để phát triển nhanh đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho lực lượng lao động trẻ, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người Việt Nam lao động nước ngoài (trích báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp quốc hội khoá XII ngày 23/10/2007).

2. Định hướng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Để thực hiện tốt hơn nữa Nghị định số 78/2002/QĐ - CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo và đặt ra những nhiệm vụ lớn cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 :

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ, thực hiện tốt vai trò phục vụ của mình để góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên để thoát ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.

- Tập trung triển khai có hiệu quả chỉ thị số 04/2008/CT - TTg ngày 28/01/2008 của thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo.

- Dư nợ cho vay các chương trình chỉ định của thủ tướng Chính phủ kế hoạch năm 2011 mức tăng trưởng là 45% bao gồm dư nợ cho vay hộ nghèo, dư nợ cho vay các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

- Dư nợ làm dịch vụ uỷ thác kế hoạch năm 2011 mức tăng trưởng là 97% bao gồm dư nợ cho vay học sinh sinh viên, dư nợ cho vay giải quyết việc làm, chương trình nhà trả chậm, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn,

trồng rừng, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Vốn tín dụng được đầu tư phân bổ mạnh theo hướng cho vay các chương trình có mục tiêu và tập trung vào các vùng nghèo, người nghèo, các chương trình cho vay học sinh sinh viên, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay giải quyết việc làm.

3. Phương hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức. hội huyện Mỹ Đức.

Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là “đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghiệp và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới”.

Căn cứ vào những định hướng của Chính phủ, của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và của địa phương với nhu cầu thị trường và khả năng của bản thân, Ngân hàng tích cực khai thác các nguồn vốn, kết hợp với huy động vốn trong dân với phương châm “đi vay - để cho vay”, cho vay đúng đối tượng, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo, đồng thời tăng cường kiểm tra quản lý, bảo toàn vốn cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng có hiệu quả cao, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mỹ Đức cũng đề ra những phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2011 như sau:

- Tổng nguồn vốn quản lý và huy động 180.700 triệu đồng tăng 35.226 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng là 19,5%.

- Tỷ lệ thu lãi đạt trên 95% lãi mặt bằng dư nợ.

- Tiếp tục đẩy mạnh cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn huyện, không để tồn đọng vốn.

- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố giao.

- Tổ chức kiểm tra 100% các hoạt động tín dụng, thu chi tài chính theo đúng đề cương kiểm tra của Phòng đã đề ra.

- Tiếp tục củng cố các điểm giao dịch ở các xã theo đúng Văn bản 2064A.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w