Tình hình thu nợ.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 35)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỸ

b. Tình hình thu nợ.

Đối với một ngân hàng thì kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh chất lượng của việc đầu tư tín dụng ngân hàng bảo toàn vốn cho Nhà nước. Các số liệu thu được cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng chính sách xã hội như sau:

Bảng 4: Doanh số thu nợ hộ nghèo năm 2008 – 2010.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008Năm 2009Năm Năm 2010 2009 so 2008 2010 so 2009

+/- % +/- % Doanh số cho vay 19.867 22.953 29.971 3.086 15,5 7.018 30,6 Doanh số thu nợ 10.143 12.970 20.136 2.836 28 7.154 55,1 Tổng dư nợ hộ nghèo 39.937 49.920 59.755 9.983 25 9.835 19,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức các năm 2008-2010)

Qua bảng doanh số thu nợ trên ta thấy quy mô tổng dư nợ hộ nghèo của Ngân hàng có mức tăng cao trong những năm qua. Nếu như năm 2008 tổng dư nợ hộ nghèo chỉ đạt 39.937 triệu đồng thì sang năm 2009 tổng dư nợ hộ nghèo đạt 49.920 triệu đồng, tăng 9.983 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 25% so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng dư nợ hộ nghèo tiếp tục tăng đạt 59.755 triệu đồng, tăng 9.835 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19,7% so với năm 2009. Ngân hàng cho vay hộ nghèo nhiều lên với tốc độ năm sau cao hơn năm trước, đồng thời việc thu nợ hộ nghèo cũng tăng, nhất là năm 2010 so với năm 2009 (doanh số thu nợ 55,1%) chứng tỏ trong năm 2010 Ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hộ nghèo vay trả nợ đúng hạn theo quy định…mặc dù chi nhánh mới đi vào hoạt động, việc huy động vốn để cho vay hạn chế, cán bộ tín dụng còn khá trẻ nên việc triển khai cho vay gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức năm sau cũng cao hơn năm trước, nhiều hộ được tiếp cận với vốn tín dụng ưu đãi, được thực hiện ở bảng sau:

Bảng 5: Dư nợ cho vay hộ nghèo.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 56.663 100 92.564 100 145.474 100

Trong đó:

Dư nợ hộ nghèo 39.937 70,5 49.920 53,9 59.755 41,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức các năm 2008-2010)

Năm 2008 dư nợ hộ nghèo là 39.937 triệu đồng,chiếm 70,5% tổng dư nợ của ngân hàng, năm 2009 dư nợ 49.920 triệu đồng tăng 9.983 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng 25%, chiếm 53,9% tổng dư nợ. Đến năm 2010 dư nợ hộ nghèo là 59.755 triệu đồng tăng 9.835 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng 19,7%, chiếm 41,1% tổng dư nợ. Có thể nói dư nợ cho vay hộ nghèo chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay các chương trình.

Dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng, bao gồm các chương trình: cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các Tổ TK&VV ở các hội đoàn thể bao gồm:

Bảng 6: Tình hình dư nợ Hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội năm 2008 – 2010.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009 so 2008 2010 so 2009

Hội Phụ nữ 25.526 48.348 74.866 22.822 89,4 26.518 54,9 Hội Nông dân 15.063 20.474 28.661 5.411 35,9 8.187 39,9 Hội Cựu chiến

binh 8.857 15.103 21.043 6.246 70,5 5.940 39,3 Đoàn Thanh

niên 1.380 2.294 5.246 914 66,2 2.952 128,7 Tổng 50.826 86.219 129.816 35.393 69,6 43.597 50,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức các năm 2008-2010)

Qua bảng 6, ta thấy tình hình dư nợ chương trình hộ nghèo của các tổ TK&VV ở các Hội đoàn thể ngày một tăng lên. Năm 2009, tổng dư nợ tăng 35.393 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 69,6%. Sang năm 2010, tổng dư nợ tăng 43.597 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 50,6%. Thực hiện phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội là một mô hình đúng đắn của Ngân hàng Chính sách xã hội, là động lực thúc đẩy các hoạt động của tổ chức chính trị xã hội các cấp nhất là cấp xã được thể hiện dư nợ của các hội năm sau đều cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng, thu hút được hội viên vào hội ngày càng đông, hoạt động của hội ngày càng phong phú và thiết thực thông qua các buổi sinh hoạt phổ biến kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn hoạn nạn.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện mỹ đức - hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w