Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La (Trang 43)

2. Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP

2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác đào to và phát trin ngun nhân lclc lc

Để có một nguồn lực vững mạnh có chất lượng cao thì ngoài việc thực hiện tốt công tác tuyển dụng, Chi nhánh cần phải thường xuyên coi trọng vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực.

Trong quá tình sử dụng lao động, chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên để có những đánh giá đúng đắn về khả năng và tiềm năng của họ từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thêm.

Tiếp tục đầu tư, đào tạo và năng lực chuyên môn cho nhân viên. Cử các cán bộ nhân viên đi học tập ở các trường đại học để nâng cao trình độ.

Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cần phải được tiến hành thường xuyên, đào tạo thực với chất lượng cao để tránh gây lãng phí về chi phí đào tạo cho chi nhánh.

Lựa chọn và áp dụng thích hợp các hình thức đào tạo khác nhau để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nhân lực.

Gắn liền công tác đào tạo với các công tác khác như đánh giá thực hiện công việc, chế độ đãi ngộ, thăng tiến phát triển.

2.4. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên

Để nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc thì cần làm cho nhân viên tin tưởng vào việc đánh giá là công bằng để họ tích cực, chủ động tham gia vào quá trình đánh giá. Muốn vậy, các cán bộ nhân sự cần chú ý những mặt sau:

- Tiến hành đánh giá việc thực hiện công việc thường xuyên. Nêu ra được nhân viên làm tốt, các nhận xét về đánh giá việc thực hiện công việc sẽ làm cho họ phấn khởi, hăng say làm việc. Nếu họ làm chưa tốt, họ sẽ có cơ hội tìm hiểu về các thiếu sót của họ và họ sửa chữa để hoàn thành nhiệm vụ

của mình.

- Cán bộ nhân sự cần thể hiện họ là người hiểu biết, quan tâm đến công việc của nhân viên được đánh giá. Giữa cán bộ quản lý và nhân viên cần có sự nhất trí về những trách nhiệm chính cần thực hiện trong công việc.

- Cán bộ nhân sự cần phối hợp với nhân viên, đề nghị họ cũng tham gia vào việc hoạch định công việc, làm cơ sở cho việc đánh giá tốt hơn, nhằm loại trừ những sửa đổi trong việc đánh giá.

- Đào tạo, huấn luyện cán bộ nhân sự trong công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.Nhằm loại bỏ những lỗi lầm thường mắc phải trong đánh giá thực hiện công việc của nhân viên, cần đào tạo huấn luyện cán bộ nhân sự làm công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.Căn cứ vào việc xếp loại, đánh giá theo các tiêu thức khác nhau, người hướng dẫn sẽ giải thích các lỗi mà người đánh giá vừa mắc phải. Sau đó, người hướng dẫn sẽ chỉ ra cách đánh giá chung và có minh họa thêm về những sai lầm của người đánh giá vừa thực hiện.

Trong quá trình đánh giá cần chú ý nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến mức độ chính xác của việc đánh giá thực hiện công việc như: Tỷ lệ thuyên chuyển, tiền lương trung bình trong đơn vị, các áp lực khác từ bên ngoài. Do đó, việc đào tạo người đánh giá có hiệu quả, cần chú ý đến những vấn đề thực tế cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá thực hiện công việc.

Kết lun

“ Nhân sự là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp”. Nhưng để quản lý hiệu quả nguồn nhân lực là một việc không đơn giản. Chính vì vậy, cùng với việc đổi mới và hoàn thiện chiến lược kinh doanh thì việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực là rất cần thiết.

Là một sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế, với những kiến thức đã học cùng những kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian thực tập tại NHCT Chi nhánh Sơn La và trên cơ sở những tài liệu thu thập được, em đã nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở Chi nhánh. Hi vọng những giải pháp này sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý nguồn nhân lực ở Chi nhánh, để Chi nhánh ngày càng đạt được những thành thích cao hơn nữa trong quá trình phát triển của mình.

Danh mc tài liu tham kho

1. Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Sơn La các năm 2008, 2009, 2010, 2011.

2. Trang web của ngân hàng Công thương Việt Nam: www.VietinBank.vn. 3. TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002)- Khoa học quản lý – NXB Khoa học và kỹ thuật.

4. PGS.TS Phạm Đức Thành (2001) – Quản trị nhân lực – NXB Thống kê. 5. Trần Kim Dung (1998) – Quản trị nhân lực – NXB Giáo dục.

6. Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7. Nguyễn Hữu Thân – Quản trị nhân sự - NXB Thống kê

8. TS.Hà Văn Hội – Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp – NXB Bưu điện 9. Nguyễn Văn Điềm, Đồng Văn Quân – Quản trị nhân lực – NXB Đại học kinh tế quốc dân

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………..

LỜI CAM ĐOAN

KÍNH GỬI: BGH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Em tên là : Nguyễn Thị Như Hoa Lớp : Quản lý kinh tế 50B Khoa : Khoa học quản lý

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La” là sản phẩm của cá nhân em trong quá trình thực tập tại phòng TC – HC của Chi nhánh.

Tất cả kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập cùng với công lao to lớn của giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Thị Hồng Việt, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, mọi thông tin, dữ liệu thu thập được trong thời gian thực tập đã được em phân tích và phản ánh tương đối đầy đủ trong chuyên đề này.

Em xin khẳng định và cam đoan toàn bộ nội dung chuyên đề có được từ quá trình thực tế tìm hiểu và thực tập tại đơn vị của cá nhân em hoàn toàn không sử dụng sao chép bất cứ tài liệu nào, nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2012

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w