Thực trạng đánh giá sự thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La (Trang 29)

2. Thực trạng nguồn nhân lực của Chi nhánh

3.5. Thực trạng đánh giá sự thực hiện công việc

Công tác đánh giá sự thực hiện công việc là một hoạt động hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Nội dung trình tự đánh giá tình hình thực hiện công việc được Chi nhánh tiến hành qua 3 bước:

Bước1: Xác định công việc: Là sự thống nhất giữa cán bộ nhân sự và nhân viên về:

- Những tiêu chuẩn mẫu, căn cứ vào đó sẽ tiến hành đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Bước 2: Đánh giá thực hiện công việc có nghĩa là so sánh việc thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chuẩn mẫu. Trong bước này có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau.

Bước 3: Cung cấp thông tin phản hồi:

Thực hiện một hoặc nhiều lần khi tiến hành đánh giá thực hiện công việc của nhân viên, tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc.

Để thực hiện công tác này, chi nhánh đã kết hợp các phương pháp đánh giá:

- Đánh giá theo tiêu chuẩn công việc: So sánh sự hoàn thành công việc của mỗi nhân viên so với tiêu chuẩn đặt ra.

Ngoài việc có những so sánh cụ thể về sự hoàn thành công việc của mỗi nhân viên so với tiêu chuẩn đặt ra thì để việc đánh giá được thực hiện đơn giản, cán bộ quản lý ở Chi nhánh đã sử dụng bảng đánh giá thực hiện công việc. Trong bảng có liệt kê những điểm chính yếu theo yêu cầu của công việc như: chất lượng, số lượng công việc…và sắp xếp thứ tự theo đánh giá thực hiện công việc từ mức kém nhất đến tốt nhất, sau đó được tổng hợp lại để đưa ra đánh giá chung về tình hình thực hiện của nhân viên.

Bảng 7: Bảng đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên

- Họ và tên nhân viên

- Công việc

- Bộ phận

- Giai đoạn đánh giá từ…….đến……

Các yếu tố Điểm đánh giá Ghi chú

Khối lượng công việc hoàn thành

Tốt Khá

Trung bình Kém

Chất lượng thực hiện công việc

Tốt Khá

Trung bình Kém

Hành vi, tác phong trong công việc

Tốt Khá Trung bình Kém Tổng hợp kết quả Tốt Khá Trung bình Kém

(Nguồn: Phòng HC – TC của NHCT – Chi nhánh Sơn La)

- Phương pháp bình bầu giữa các nhân viên, các phòng ban và sự đánh giá của khách hàng.

Mỗi quý, mỗi năm, Chi nhánh đều tổ chức các buổi tổng kết để đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh cũng như đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên. Để có sự đánh giá toàn diện nhất, thì các phòng ban và toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh đã tiến hành bình bầu nhân viên xuất sắc, nhân viên có thành tích cao trong công việc…Quá trình bình bầu này được thực hiện ở mỗi phòng ban, sau đó là tiến hành trong toàn bộ Chi nhánh.

Ngoài ra, Chi nhánh còn thu thập thêm ý kiến của khách hàng về việc thực hiện công việc của các cán bộ nhân viên đánh giá một cách chính xác hơn.

- Đánh giá theo mục tiêu:Phương pháp này cho phép nhân viên tham gia vào thiết lập mục tiêu cùng với các nhà quản lý để tìm ra phương pháp đạt mục tiêu. Cuối thời kỳ đánh giá, nhân viên và nhà quản lý tiến hành họp bàn để trao đổi xem mục tiêu hoàn thành đến đâu và xác định các hoạt động cần thiết để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.

Sự kết hợp các phương pháp đánh giá giúp cho Chi nhánh có kết quả đánh giá tương đối chính xác, khách quan. Từ đó làm cơ sở để khen thưởng, kỷ luật nhân viên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w