Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La (Trang 27)

2. Thực trạng nguồn nhân lực của Chi nhánh

3.4. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Có thể nói:”Phát triển ngồn nhân lực là vấn đề sống còn của xã hội”. Trong một tổ chức, sức lao động là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đó là những tài năng của cán bộ công nhân viên thể hiện qua trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong các hoạt động của tổ chức. Để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cũng như đảm bảo cho hoạt động của tố chức đạt hiệu quả tốt nhất, ban lãnh đạo của ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Sơn La đặt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công tác quan trọng và cần được quan tâm.

Là một tổ chức mới được thành lập được hơn 4 năm, Chi nhánh đã bước qua giai đoạn khó khăn và dần đi vào ổn định, phát triển. Do đó, hiện tại,nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên của chi nhánh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách. Để thực hiện đào nhân viên, Chi nhánh đã áp dụng những hình thức đào tạo và phát triển nhân lực sau:

Đào tạo tại chỗ: Là việc thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực ngay tại nơi làm việc. Chi nhánh thường xuyên có các chương trình đào tạo tại chỗ để nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên bao gồm các biện pháp:

- Đào tạo ban đầu: Áp dụng đối với tất cả các nhân viên khi mới bắt đầu làm việc tại chi nhánh. Những nhân nhân viên được đào tạo đều phải trải qua một số buổi học định hướng ban đầu để làm quen với con người, những hiểu biết chung về tổ chức và các hoạt động của tổ chức. Các buổi học do bộ phận nhân sự của phòng tổ chức – hành chính của Chi nhánh tổ chức.

- Đào tạo trong thời gian thử việc: Trong thời gian này, các nhân viên bắt đầu vào làm việc và tiếp tục được đào tạo, hướng dẫn làm quen với công việc của mình. Các cấp quản lý của bộ phận có nhân viên mới và các nhân viên cũ có nhiệm vụ thực hiện công việc đào tạo này. Ban lãnh đạo chi nhánh thường xuyên nhắc nhở các quản lý phụ trách nhân viên mới chú trọng đến công tác đào tạo này vì thông qua thời gian thử việc, họ có thể đánh giá năng lực, phẩm chất của người thử việc, đồng thời phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của họ để phục vụ cho việc bố trí phân công công việc phù hợp và đào tạo bổ sung sau này.

- Đào tạo định kỳ: Chi nhánh thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn định kỳ cho cán bộ nhân viên. Các lớp tập huấn này do bộ phận nhân sự thuộc phòng Tổ chức - Hành chính kết hợp với NHCT Việt Nam tổ chức dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Chi nhánh. Các lớp tập huấn định kỳ được tổ chức ngày càng quy mô và chất lượng hơn. Chương trình đào tạo do NHCT soạn thảo. Trong mỗi đợt đào tạo, NHCT Việt Nam đều cử người ở Trung ương lên tiến hành đào tạo cho cán bộ nhân viên ở Chi nhánh. Năm 2008, Chi nhánh mới thành lập nên công tác đào tạo còn sơ sài và chưa được chú trọng đúng mức. Nhưng những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo, các lớp đào tạo định kỳ được tổ chức thường xuyên hơn.

2008 2009 2010 2011

Số lượt 23 35 47 63

(Nguồn: Phòng HC – TC của NHCT – Chi nhánh Sơn La)

Nhìn bảng trên ta thấy số lượng lượt đào tạo cán bộ định kỳ ngày càng tăng từ 23 lượt trong năm 2008 đến 63 lượt trong năm 2011. Điều đó cho thấy sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo đối với công tác đào tạo nhân lực của Chi nhánh.

Đào tạo ngoài Chi nhánh: Ngoài việc thực hiện đào tạo nhân viên tại nơi làm việc, Chi nhánh còn tạo điều kiện cho cán bộ theo học tại chức và cao học ở Hà Nội và Sơn La. Trung bình mỗi năm Chi nhánh tạo điều kiện cho 2 đến 3 cán bộ đi đào tạo ở các trường đại học. Ngoài ra, Chi nhánh còn có chính sách hỗ trợ học phí cho các cán bộ theo học.

Hằng năm, ngân hàng còn tổ chức hội thi nghiệp vụ trực tuyển theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam. 100% cán bộ dự thi đều đạt yêu cầu trở lên. Năm 2011, có 7 Cán bộ của Chi nhánh được cử dự thi tại Trung ương và cũng đều đạt yêu cầu. Trong đó, có 1 cán bộ được giải khuyến khích toàm hệ thống và được Chủ tịch HĐQT tặng giấy khen. Việc tổ chức hội thi nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt được tình hình chất lượng cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Từ đó có hướng đào tạo và phát triển nhân lực phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sơn La (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w