Kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan nhà nước, bộ ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 63)

- Môi trường kinh tế: Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn để lại nhiều hậu

vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của SHB

3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan nhà nước, bộ ngành

Phát triển hoạt động cho vay là một xu thế tất yếu đối với các NHTM Việt Nam hiện nay bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại không chỉ đối với khách hàng được cho vay, với bản thân NHTM mà còn đối với cả nền kinh tế xã hội. Do đó, Nhà nước cũng như các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ mọi mặt để hoạt động cho vay này ngày càng được hiệu quả và phát triển:

Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

và thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế mạnh và đều hàng năm, tránh các biến động kinh tế như lạm phát, tỷ giá, tăng giá xăng dầu, vàng. Như vậy sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng thu nhập của dân cư và doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra được nguồn tiền gửi, góp phần làm tăng nguồn cho vay của NHTM. Ngoài ra, việc ổn định kinh tế vĩ mô còn giúp NHTM tránh được các rủi ro hệ thống, cái mà tác động mạnh mẽ đến hoạt động cho vay của NHTM.

Hoàn thiện môi trường pháp lý

Luật pháp Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho các hoạt động trên nhưng sự cụ thể của luật mới là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để các tổ chức tín dụng yên tâm hoạt động kinh doanh. Các nước phát triển trên thế giới đều đã xây dựng hệ thống luật tín dụng cho vaychặt chẽ và khoa học và đây là điều kiện thuận lợi để hoạt động cho vay ở các nước này phát triển nhanh chóng. Do đó, việc trước mắt là NN cần sớm ban hành luật tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đẩy mạnh và và phát triển hoạt động cho vay. Môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của NHTM nhất là hiện nay các văn bản pháp luật về tín dụng NHTM vẫn còn rất chung chung, chưa sát với thực tế và còn nhiều bất cập. Để giúp cho hoạt động cho vay phát triển hơn nữa, NN cần chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm nhanh chóng soạn thảo và ban hành luật tín dụng làm hành lang pháp lý vững chắc để các NHTM yên tâm hơn trong quá trình mở rộng hoạt động này. Thêm vào đó, NN cũng như các cơ quan pháp luật cần thống nhất sửa đổi những hạn chế của một số luật liên quan đến hoạt động cho vay như luật đấi đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp…Có như vậy mới tránh được các khúc mắc và tranh chấp trong quá trình thẩm định giải quyết cho vay của NHTM, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý ở nước ta. Cụ thể như sau:

+ Tạo cơ chế khuyến khích các ngân hàng cho vay như đưa ra các tỉ lệ dự trữ hấp dẫn hơn.

+ Đơn giản hóa các thủ tục cầm cố, công chứng và tạo khung khổ pháp lí để thu hồi nợ cầm cố.

Nâng cao chất lượng giáo dục

Nhà nước cần mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề đặc biệt là ở lĩnh vực tín dụng. Giáo dục cần

gắn chặt giữa việc học lý thuyết với các kỹ năng thực hành, tăng khả năng ứng dụng thực tế…để nâng cao chất lượng nguồn cán bộ ngành tài chính ngân hàng nói chung và cán bộ cho vay nói riêng. Đa số hiện nay cán bộ tín dụng của nước ta được đào tạo một cách sơ sài, chất lượng cán bộ rất thấp vì lẽ đó trong hoạt động giáo dục thì các cơ quan nhà nước nên coi trọng hơn việc ứng dụng thực tế, tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 63)