Quy trình tín dụng cho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 36)

• Chức năng, nhiệm vụ

2.2.3.Quy trình tín dụng cho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để giúp khách hàng chủ động thu xếp các nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng dự phòng, khách hàng sẽ phải trả cho ngân hàng phí cam kết.

Cho vay trả góp

Việc trả nợ được thực hiện định kỳ, kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ gốc và lãi từng kỳ được xác định trong hợp đồng tín dụng.

Được áp dụng với các khách hàng có nguồn thu chắc chắn ổn định hàng tháng, hàng quý và có nhu cầu vay bổ sung vốn để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng.

Khách hàng có thể thỏa thuận với NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội để vay vốn theo một trong hai hình thức: cho vay trả góp theo lãi gộp hoặc cho vay trả góp theo dư nợ thực tế.

Cho vay theo hạn mức thấu chi

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng được chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng trong khoản thời gian nhất định, phù hợp với các quy định của chính phủ, NHNN.

Cho vay ủy thác

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cho vay theo ủy thác của chính phủ, của tổ chức cá nhân ở trong nước và nước ngoài theo hợp đồng nhận ủy thác cho vay đã ký kết với cơ quan đại diện của chính phủ, của tổ chức cá nhân ở trong nước và nước ngoài đó.

Ngân hàng còn cho vay ủy thác trên cơ sở được hưởng phí ủy thác và các lợi ích khác đã được thỏa thuận trong hợp đồng nhận ủy thác.

2.2.3. Quy trình tín dụng cho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Hà Nội

Quy trình cho vay

Quy chế về quy trình tín dụng cho vay của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

* Điều kiện cho vay: cán bộ cho vay có trách nhiệm thẩm định khách hàng theo các điều kiện:

Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là hợp lý, có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời gian cam kết.

Dự án đầu tư, phương án kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả.

* Các khoản mục vay vốn: cán bộ cho vay giải thích chi tiết các khoản mục trong hồ sơ vay vốn đến khách hàng.

Thể loại cho vay: có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.

Thời hạn cho vay: thông thường thời hạn cho vay được xác định dựa trên sự thỏa thuận của ngân hàng với khách hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của

2. Khách hàng đề xuất nhu cầu vay

4. Tập hợp hồ sơ trình BTD/HĐTD 6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng 1. NH quảng cáo qqqquangquảng cáo 3. Thẩm định hồ sơ 5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng 7. Kiểm tra và xử lý nợ vay Định giá TSĐB 8. Tất toán hợp đồng tín dụng

khách hàng, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng cho vay của ngân hàng. Riêng đối với các tổ chức nước ngoài, hoặc cá nhân nước ngoài thời hạn cho vay không vượt quá thời gian hoạt động còn lại hoặc thời gian sinh sống, hoạt động còn lại của tổ chức, cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

Lãi suất cho vay: mức lãi suất do tổng giám đốc quyết định ban hành, được xác định theo từng thời kỳ. Lãi suất quá hạn sẽ được áp dụng bằng 150% lãi suất trong hạn,.

Phí tín dụng: áp dụng tùy theo từng loại hình cho vay, có quy định cụ thể.

Mức cho vay: Đối với cho vay theo nhu cầu vốn, chi phí thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cho vay tối đa 100% nhu cầu vốn hợp lý để thực hiện phương án đó. Đối với cho vay theo tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ căn cứ vào TSĐB và giá trị TSĐB, từ đó hội đồng tín dụng xác định giới hạn cho vay tối đa. Trường hợp giới hạn cho vay theo TSĐB đã được quy định sẵn cho sản phẩm thì áp dụng theo giới hạn đó.

* Chuẩn bị và ký kết hồ sơ vay vốn:

Khách hàng được yêu cầu gửi giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết liên quan chứng minh đủ điều kiện vay vốn tới ngân hàng. Các tài liệu mà khách hàng gửi phải phù hợp với từng đối tượng, đặc điểm, loại cho vay và khoản vay mà khách hàng hướng tới.

Cán bộ cho vay xem xét, đánh giá hồ sơ pháp lý về khách hàng vay vốn, mục đích vay vốn và sử dụng vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, bảo đảm tiền vay, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phương án phục vụ đời sống, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, để quyết định việc cho vay.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội quy định cụ thể và niêm yết công khai thời gian tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay tới khách hàng. Trường hợp không cho vay, khách hàng sẽ được thông báo bằng văn bản rõ rang, nêu rõ lý do từ chối cho vay.

Trường hợp cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng sẽ bao gồm đầy đủ những nội dung cơ bản như: điều kiện vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, mục đích sử dụng tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vay, cách thức giải ngân và sử dụng vốn vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay, giá trị TSĐB, chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng hợp đồng tín dụng, cùng với những cam kết khác được thỏa thuận giữa hai bên.

* Kiểm tra giám sát trong khi cho vay

Nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và khả năng thu hồi vốn vay, SHB thực hiện trách nhiệm, quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Trong thời hạn tối đa 15 ngày đối với các khoản cho vay ngắn hạn, 30 ngày đối với các khoản cho vay trung dài hạn kể từ ngày giải ngân, ngân hàng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay định kỳ.

* Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ xen lẫn cả kiểm tra đột xuất. Mỗi lần kiểm tra cán bộ kiểm tra sẽ lập biên bản kiểm tra trong đó bao gồm:

- Ngày, giờ, địa điểm và họ tên những người tham gia kiểm tra.

- Xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay; kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng với phương án/ dự án được xét duyệt.

- Đánh giá về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, năng lực quản trị điều hành.

- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản đảm bảo (nếu có). - Tình hình tài chính và khả năng trả nợ trong kỳ sắp tới theo hợp đồng tín dụng.

- Kiến nghị của khách hàng (nếu có).

- Ý kiến đề xuất cụ thể của cán bộ tín dụng.

Biên bản kiểm tra sẽ được trình trưởng phòng ký xác nhận, sau đó sẽ được lưu trong hồ sơ tín dụng.

* Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội thống kê nợ đến hạn hàng ngày và theo hàng kỳ đối với từng khoản vay và từng khách hàng. Chuyên viên tín dụng sẽ theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ trước khi đến thời hạn trả nợ.

Trình tự thu nợ: Thu các loại phí liên quan đến khoản vay, nợ lãi quá hạn, nợ gốc quá hạn, nợ lãi trong hạn, nợ gốc, trong trường hợp khoản nợ có khả năng thu hồi

được toàn bộ. Thu theo thứ tự khác theo phê duyệt của tổng giám đốc, hợp đồng tín dụng hoặc hội đồng quản trị trong trường hợp khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc chỉ thu hồi được một phần. Trường hợp thu nợ từ tiền xử lý đảm bảo tiền vay thì thu nợ theo trình tự: chi phí xử lý TSĐB, nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, các khoản chi phí khác nếu có.

Thanh lý hợp đồng tín dụng: khi khách hàng trả song nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng hết hiệu lực và ngân hàng tiến hành thanh lí hợp đồng tín dụng, đồng thời giải chấp TSĐB đối với các khách hàng có tài sản đảm bảo.

* Các trường hợp chuyển nợ quá hạn:

- Trong thời hạn cho vay, nếu khách hàng không trả hết số nợ phải trả và không được chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc thì ngân hàng chuyển toàn bộ số nợ gốc còn lại của khách hàng sang nợ quá hạn.

- Trong thời hạn cho vay, nếu NHTM không chấp nhận cho khách hàng được điều chỉnh kỳ hạn trả lãi thì NHTM chuyển nợ gốc theo hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.

- Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc nợ lãi phải trả đúng hạn và không được chấp nhận gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi thì ngân hàng chuyển toàn bộ nợ gốc đó sang nợ quá hạn.

- Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vi phạm các cam kết theo hợp đồng tín dụng mặc dù chưa đến thời hạn hay kỳ hạn trả nợ, ngân hàng có quyền xem xét thu nợ trước hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn đối với số dư nợ còn lại của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 36)