• Chức năng, nhiệm vụ
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2008 đến nay
• Công tác nguồn vốn
Trong những năm gần đây, thị trường chứng kiến cuộc chạy đua huy động của các NHTM. Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mại có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Nhờ xây dựng được chính sách khách hàng hấp dẫn, nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội những năm gần đây liên tục tăng, điều đó được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau.
Bảng 2.1: Bảng vốn huy động NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tiền gửi và vay các tổ chức TD khác 2.235.084 9.943.404 13.271.538
Tiền gửi khách hàng 9.508.142 14.672.146 25.633.644
Tổng vốn huy động 11.743.226 24.615.550 38.905.182
(Nguồn trích dẫn: Báo cáo tài chính NHTM TMCP Sài Gòn-Hà Nội)
Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của SHB qua 3 năm
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã tăng mạnh từ năm 2008 đến nay, cụ thể tăng gần 110% từ năm 2008 đến 2009, tăng 58% từ năm 2009 đến 2010. Tuy nhiên khoản tăng này không hoàn toàn xuất phát từ việc tăng khoản tiền gửi của khách hàng mà còn bao gồm việc tăng mạnh của khoản mục tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, nơi mà phần lớn là tiền vay các TCTD khác. Điều này chứa đựng khá nhiều rủi ro bởi vì các khoản đi vay các TCTD khác thường chịu lãi suất khá cao.
Mặc dù vậy, mức tăng tiền gửi khách hàng của ngân hàng là khá ấn tượng, trong thời điểm kinh tế khó khăn nhưng mức tiền gửi của khách hàng vẫn tăng đều đặn qua các năm (54% từ 2008 đến 2009, 74% từ 2009 đến 2010). Đặc biệt hơn trong đó là cơ
cấu tiền gửi khách hàng khá là ổn định với tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là số liệu năm 2010, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72% đảm bảo cho tính bền vững trong cơ cấu vốn của ngân hàng.
• Công tác tín dụng
Trong thời gian gần đây dư nợ tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cũng không ngừng tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.2: Bảng dư nợ tín dụng NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ tín dụng 6.252.699 12.828.748 24.375.588 Mức tăng dư
nợ tín dụng
Số lượng 6.576.049 11.546.840
Tỷ lệ phần trăm 105,17% 90,01%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất NHTM TMCP Sài Gòn-Hà Nội)
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội tăng mạnh qua các năm gần đây, mức độ tăng trưởng đều ở ngưỡng gần 100%. Năm 2008 dư nợ của ngân hàng chỉ đạt 6.251,7 tỷ đồng. Đến năm 2009, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 12.828,7 tỷ đồng, tăng hơn 6,5 tỷ đồng so với 2008, tương ứng tăng hơn 100%. Kết thúc năm 2010, dư nợ của SHB đạt 24.574,6 tỷ đồng, tăng 11,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 90% so với năm 2009.
• Kết quả kinh doanh chung: Lợi nhuận của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà
Nội trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Bảng lợi nhuận NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng tài sản 14.381,3 27.469,2 51.135,9
Tổng lợi nhuận trước thuế 269,36 415,19 658,11 Tổng lợi nhuận sau thuế 194,77 318,41 495,35
ROA 1,35% 1,16% 0,97%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất NHTM TMCP Sài Gòn-Hà Nội) Nhìn vào bảng ta có thể thấy trong 3 năm qua tổng tài sản của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội không ngừng tăng cao, tổng tài sản đã tăng gần gấp 3 từ trên 14 nghìn tỷ lên đến 51 nghìn tỷ đồng. Cùng với sự tăng tổng tài sản, lợi nhuận ròng của ngân
hàng cũng tăng trưởng đều qua các năm với một tốc độ khá cao (63,48% năm 2009 và 55,57% năm 2010). Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận ròng không theo kịp với tốc độ tăng của tổng tài sản dẫn tới ROA của ngân hàng giảm dần từ 1,35% năm 2008 xuống 1,16% năm 2009 và chỉ còn 0,97% năm 2010. Đây là một điều đáng lưu ý đối với ngân hàng trong những năm tới để có chính sách thích hợp tăng trưởng ROA.
Xét riêng năm 2010, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đạt 658 tỷ đồng, vượt 1,2% so với kế hoạch năm là 650 tỷ đồng.
Bảng 2.4: Bảng kết quả kinh doanh năm 2010 NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Thay đổi so với năm 2009
Tuyệt đối Tương đối
Thu nhập lãi thuần 1.221 578 90%
Lãi thuần hoạt động dịch vụ 106 46 77%
Lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại
hối 53 1 1%
Lãi thuần mua bán chứng khoán kinh
doanh 10 -22 -70%
Lãi thuần mua bán chứng khoán đầu tư 57 13 31%
Lãi khác 37 25 214%
Thu nhập góp vốn, mua cổ phiếu 7 -10 -58%
Tổng thu nhập hoạt động 1.491 631 73%
Chi phí hoạt động 681 341 100%
Chi phí dự phòng 151 47 45%
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 658 243 59%
Lợi nhuận sau thuế (LNST) 495 177 56%
(Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của SHB)
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh năm 2010 của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, ta có thể thấy tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong năm 2010 đạt 1.491 tỷ đồng, tăng 631 tỷ, tương ứng tăng 73,4% so với năm 2009. Đóng góp chủ yếu của thu nhập vẫn là thu nhập lãi thuần, đạt 1.221 tỷ đồng, tăng 90% so với năm trước và chiếm 82% tổng thu nhập. Hoạt động kinh doanh ngoại hối mang lại 53 tỷ đồng, hoạt động mua bán chứng khoán mang lại 66 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng với đó chi phí hoạt động tăng gấp đôi năm 2009, từ 340 tỷ lên 681 tỷ đồng; chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng cũng tăng từ 105 tỷ lên 151 tỷ. LNTT của ngân hàng đạt 658 tỷ đồng, tăng 243 tỷ so với năm 2009 và bằng 101,2% so với kế hoạch. LNST đạt 495,4 tỷ đồng, tăng 177 tỷ, tương ứng tăng 55,6%.