Đổi mới công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 61)

- Môi trường kinh tế: Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn để lại nhiều hậu

vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của SHB

3.2.6. Đổi mới công nghệ ngân hàng

Nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin đối với hoạt động NHTM, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội luôn chú trọng vào việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nhiều tiện ích tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Trong thời gian vừa qua, hệ thống công nghệ thông tin luôn được quản trị, vận hành tốt, đảm bảo sự an toàn, bảo mật và thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã phát triển và ñưa vào sử dụng nhiều phần mềm ứng dụng với nhiều tiện ích góp phần làm tăng tốc độ xử lý, giảm thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng

dịch vụ phục vụ khách hàng của ngân hàng như: Triển khai dự án CoreBanking mới ở tất cả các mảng nghiệp vụ và kỹ thuật với Polaris; Triển khai các ứng dụng mới: Hệ thống báo cáo SmartBank trên nền tảng Webbase giúp tăng tốc độ xử lý, giảm thời gian thực hiện, cổng kết nối giao diện với các hệ thống bên ngoài, xử lý lô với chứng khoán SHS; Xây dựng Website ITSuport thuận tiện cho việc tra cứu thông tin liên quan đến công nghệ thông tin của các đơn vị trên toàn ngân hàng, v.v…

Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ hiện đại và không ngừng nâng cao năng lực công nghệ, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần xây dựng được một chiến lược công nghệ dài hạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Đẩy mạnh hơn nữa việc trang bị công nghệ và nối mạng cho toàn hệ thống, nhằm tạo ra sức bật toàn diện về công nghệ, tận dụng tối đa hiệu quả công nghệ dựa trên lợi thế nhờ quy mô đồng thời cũng góp phần giảm thiểu sự lãng phí do đầu tư không đồng bộ. Đầu tư công nghệ thông tin không chỉ đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn mà còn đòi hỏi một sự đầu tư lớn về chất xám để đảm bảo các công nghệ lựa chọn phù hợp và khả năng nâng cấp để thích ứng nhanh chóng với tiến bộ của công nghệ. Điều này đòi hỏi ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực công nghệ, đội ngũ này cần được đào tạo sao cho theo kịp với những tiến bộ công nghệ trên thế giới. Trong quá trình đầu tư trang thiết bị và lắp đặt các phầm mềm cần chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng triệt để hơn để tránh vấn đề rủi ro đạo đức cả từ phía các cán bộ tín dụng và từ phía khách hàng. Một khía cạnh khác rất quan trọng trong nâng cao năng lực công nghệ là việc nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ của ngân hàng. Hiệu suất khai thác công nghệ có thể được nâng cao thông qua việc bố trí hợp lý trang thiết bị và sử dụng các phần mềm tích hợp phù hợp. Bên cạnh đó, việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ của các nhân viên là yếu tố chủ đạo quyết định hiệu suất khai thác công nghệ. Vì thế, song song với việc lắp đặt trang thiết bị công nghệ, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần tiến hành hoạt động đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ cho các nhân viên và cần có các hoạt động kiểm tra đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ của từng bộ phận. Xây dựng những cuốn sổ tay, hướng dẫn áp dụng quy trình công nghệ cho các nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w