Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 60)

- Môi trường kinh tế: Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn để lại nhiều hậu

3.2.5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của SHB

3.2.5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cho vay là nghiệp vụ đòi hỏi người cán bộ phải có khả năng, trình độ, kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực không chỉ hiểu biết về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về các lĩnh vực liên quan như tâm lý học, quản trị học, kế toán, luật học…Để cho vay có hiệu quả đòi hỏi các NHTM phải có đội ngũ cán bộ tín dụng tốt. Nhất là hiện nay các NHTM đã và đang tiến hành cơ cấu lại, đưa công nghệ tin học vào tất cả các khâu, các nghiệp vụ trong trong hoạt động kinh doanh. Vì thế, đòi hỏi các NHTM phải đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo hiện đại hoá thành công. NHTM là một nghành kinh tế tổng hợp, hoạt động đa năng, đòi hỏi chuyên môn hoá cao, rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của NHTM nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng là rất quan trọng, phải tiến hành thường xuyên, để vừa đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển NHTM trong tương lai.

Tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội thì hầu hết đội ngũ cán bộ nhân viên đều đã được đào tạo qua đại học về chuyên ngành ngân hàng và một số chuyên ngành khác. Tuy nhiên, với sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của các loại hình cho vay và sự canh tranh mạnh mẽ trong hoạt động cho vay NHTM, đòi hỏi đội ngũ cán bộ của ngân hàng luôn phải nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, và không ngừng trau dồi kinh nghiệm của mình, có như vậy mới thích nghi được với sự biến động của thị trường, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội vào thời điểm ngày 31/12/2010 là 2.022 người, trong đó khoảng 1/5 là những cán bộ hoạt động trong hoạt động cho vay. Đa số trong số họ là còn trẻ, có năng lực, trình độ chuyên môn cao nhưng kinh nghiệm thực tế còn hạn chế vì vậy ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần tạo điều kiện cho họ giao lưu, trao đổi, trau dồi kiến thức để họ có thêm cơ hội phát triển bản thân. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong tương lai thì ngân hàng còn phải nâng cao công tác tuyển mộ, tuyển chọn cán bộ cho vay có tài năng, đạo đức nghề nghiệp tốt mới đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, bố trí sắp xếp họ vào những công việc hợp lý phù hợp với chuyên ngành, chuyên môn.

Đồng thời phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cho vay của ngân hàng, với phương thức đào tạo là phải kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và điều kiện thực tế tại ngân hàng, đồng thời nội dung đào tạo phải luôn được cập nhật phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Ngoài ra ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội phải có những cơ chế về tiền lương tiền thưởng, chế độ đãi ngộ để khuyến khích đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện tích cực, nâng cao hiệu quả công việc. Để taọ ra động lực cho cán bộ nhân viên làm việc hăng say hơn, và để thu hút và giữ chân người tài ngân hàng cần xây dựng một cơ chế đãi ngộ minh bạch, tạo được sự cạnh tranh giữa các nhân viên với nhau. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội có thể xây dựng chính sách trả lương và thưởng không chỉ trên cơ sở lợi nhuận mà còn trên cơ sở những tiến bộ về mặt kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng dụng công nghệ, v.v…của nhân viên nhằm tạo động lực khuyến khích các nhân viên không ngừng học tập và rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp. Bên cạnh chế độ lương, thưởng hàng năm, các chính sách đãi ngộ khác như chế độ bảo hiểm cho nhân viên (bên cạnh bảo hiểm xã hội, các chế độ về chăm sóc sức khoẻ cũng là những thành phần rất quan trọng trong chính sách nhân sự của ngân hàng góp phần động viên nhân viên, đặc biệt là tạo ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên với ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội còn phải nhấn mạnh công tác giáo dục truyền thống, xây dựng phong cách văn hoá riêng đối với mỗi cán bộ ở ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã xây dựng được một hệ thống văn hóa kinh doanh trong toàn ngân hàng, ngân hàng cần đảm bảo mọi cán bộ nhân viên có thể thấm nhuần và thực hiện theo nó.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (Trang 60)