0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Quy trình đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIET PACIFIC CLOTHING (Trang 31 -31 )

2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Viet

2.1.5. Quy trình đào tạo nguồn nhân lực

Công tác đào tạo thực hiện một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải trải qua 7 bước sau:

B

ước 1: Xác định nhu cầu đào tạo.

Xuất phát từ việc chi phí cho đào tạo lớn, thời gian đào tạo lâu dài, để chương trình đào tạo có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đào tạo chính xác như: số lượng lao động cần đào tạo, đào tạo cho những kỹ năng nào, thời gian là bao lâu?

Khi xác định nhu cầu đào tạo cần căn cứ vào những kết quả phân tích sau: + Phân tích về nhu cầu về lao động của doanh nghiệp.

+ Nhu cầu về kiến thức, kĩ năng cần có trong công việc.

+ Phân tích khả năng, trình độ hiện có của người lao động. Từng phân xưởng từng bộ phận phải xem xét bố trí lao động có phù hợp với công việc không? cần đào tạo cái gì, cho công việc nào?

Chú ý: khi xác định nhu cầu đào tạo cần chú ý đến chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho những chương trình phát triển mới của doanh nghiệp.

B

ước 2: Xác định mục tiêu đào tạo.

Đây là bước đi xác định mục tiêu cụ thể cho từng chương trình đào tạo, xác định kết quả mà chương trình đào tạo cần đạt được.

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

B

ước 3: Xác định đối tượng đào tạo.

Việc xác định đúng đối tượng đi đào tạo rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo. Khi xác định đối tượng đào tạo bên cạnh nhu cầu của doanh nghiệp thì phải chú ý đến nguyện vọng người lao động, nghiên cứu khả năng tiếp thu và về triển vọng phát triển nghề nghiệp của người lao động.

B

ước 4: Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo.

Xây dựng chương trình đào tạo chính là việc lập kế hoạch đào tạo. Muốn vậy, phải xuất phát từ mục tiêu, từ nhu cầu đối tượng đào tạo… để xác định những kiến thức, những kỹ năng, những môn học cần đưa vào chương trình đào tạo và lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp nhất với doanh nghiệp để đem lại hiệu quả tốt nhất.

B

ước 5: Dự trù kinh phí đào tạo.

- Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo sẽ là bao nhiêu và nguồn kinh phí lấy từ đâu.

- Dự trù kinh phí cho đào tạo như: chi phí cho người đi học, cho giáo viên giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị cho học viên học tập… Doanh nghiệp phải lên kế hoạch chi phí và theo dõi quản lý sao cho chi phí thực tế không vượt quá dự trù.

B

ước 6: Lựa chọn và đào tạo giáo viên.

Doanh nghiệp phải chú trọng đến bước này vì giáo vên ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác đào tạo. Giáo viên được lựa chọn phải đủ trình độ, năng lực đáp ứng nhu cầu đào tạo. Tùy từng nhu cầu và điều kiện cụ thể doanh nghiệp lựa chọn giáo viên trực tiếp trong doanh nghiệp hoặc mời các giáo viên chính thức ở các trường có chuyên môn liên quan về giảng dạy.

B

ước 7: Đánh giá chương trình đào tạo.

Hiệu quả chương trình đào tạo được đánh giá thông qua kết quả học tập

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

của học viên, mục tiêu mà chương trình đào tạo đặt ra có đạt được không? Điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo? Và cuối cùng đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình mang lại trên cơ sở so sánh chi phí bỏ ra với lợi ích sau khi đào tạo đem lại.


Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIET PACIFIC CLOTHING (Trang 31 -31 )

×