Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Viet Pacific Clothing (Trang 27)

2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Viet

2.1.4.Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng khó khăn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp trở nên ngày càng quan trọng nhằm từng bước nâng cao và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động một cách hệ thống thông qua quá trình làm việc, từ đó đánh giá khả năng của họ một cách toàn diện trong từng giai đoạn. Xuất phát từ lợi ích và yêu cầu đó, đòi hỏi mỗi người lao động phải có một trình độ nhất định đáp ứng yêu cầu công việc và có đội ngũ nhân viên giỏi có đủ trình độ năng lực phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự lớn mạnh của công nghệ thông tin và những yêu cầu khác nhau về đội ngũ lao động ở từng thời điểm mà các doanh nghiệp sẽ chọn các hình thức đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với doanh nghiệp mình.

Các hình thức nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

*Đào tạo trong công việc:

Đây là các hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi là việc. Trong đó, học viên được học các kiến thức, kỹ năng ngay trong quá trình thực hiện công việc.

+ Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc:

Hình thức đào tạo này học viên quan sát và ghi nhớ cách thức thực hiện công việc của người hướng dẫn sau đó làm việc dưới sự hướng dẫn của họ. Hình thức này áp dụng với những công việc trực tiếp sản xuất, những công việc mang tính phổ thông hoặc áp dụng những công việc lao động gián tiếp, đơn giản.

Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc thực hiện theo quy trình:

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

Người được giao nhiệm vụ chỉ dẫn sẽ giới thiệu cho học viên về cách thức thực hiện toàn bộ công việc, sau đó sẽ thao tác thử để học viên quan sát và ghi nhớ cách làm và học viên phải thực hiện lại các thao tác dưới sự giám sát của người hường dẫn. Phương pháp này dễ học, học viên có thể năm băt ngay cách thức thực hiện công việc. Tuy nhiên, học viên không được trang bị lý thuyết một cách hệ thống nên có thể không hiểu được bản chất cũng như phương pháp trong công việc. Hiệu quả của hình thức đào tạo này từy thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn, trình độ sư phạm của người hướng dẫn, do học viên có thẻ học được nhiều cái hay và điều chưa được của người hướng dẫn. Đặc biệt sự nhiệt tình của người hướng dẫn cũng ảnh hưởng đến sự hiểu biết nông hay sâu của học viên về công việc.

Thông thường công ty VPC sử dụng phương pháp đào tạo này trong quá trình đào tạo cho lao động mới được tuyển vào công ty, họ chưa có chuyên môn và hiểu biết sâu về công việc.

+ Đào tạo theo kiểu học nghề:

Là hình thức đào tạo kết hợp việc học lý thuyết và học thực hành trên máy móc. Hình thức này thường áp dụng với các bộ phận kỹ thụt sản xuất. Công ty thường tuyển những lao động ở các vị trí đòi hỏi phải có kỹ năng chuyên môn sẵn có nên hình thức này rất ít khi sử dụng.

+ Đào tạo theo kiểu kèm cặp chỉ bảo:

Đây là hình thức đào tạo đối với người lao động quản lý và trong quá trình học việc học viên được giao một số nhiệm vụ cụ thể, tự chịu trách nhiệm về công việc đó. Những người đảm nhận vai trò hướng dẫn là lãnh đạo trực tiếp hay đồng nghiệp am hiểu kèm cặp. Hiệu quả của hình thức đào tạo này phụ thuộc nhiều vào trách nhiệm và sự am hiểu công việc thực tế của người hướng dẫn. Vì vậy, để hình thức dào tạo này hiệu quả cần có hợp đồng chặt chẽ quy định rõ trách

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

nhiệm người học và người dạy.

+ Luân phiên thay đổi công việc:

Luân phiên thay đổi công việclà hình thức đào tạo này cho người lao động chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, phân xưởng này sang phân xưởng khác để thực hiện những công việc hoàn toàn khác nhau về nội dung cũng như phương pháp thực hiện. Hình thức này áp dụng cả cho người lao động quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Vì luân phiên thay đổi công việc nên bị hạn chế mức độ chuyên sâu của người lao động và sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý. Tuy nhiên, hình thức này cung cấp đội ngũ lao động đào tạo đa kĩ năng thực tế của mình nhằm phát huy tốt khả năng sở trường của mình.

* Đào tạo ngoài công việc.

Là hình thức người lao động được tách ra khỏi công việc và môi trường làm việc để đưa đến một môi trường học tập.

+ Mở lớp tại công ty:

Doanh nghiệp đứng ra tổ chức các lớp đào tạo dựa trên cơ sở vật chất kĩ thuật sẵn có của doanh công ty rồi mời giáo viên về dạy. Thường thì những lớp này không thường xuyên, khi nào công ty có nhu cầu với công việc đặc thù hoặc với những công việc mà đào tạo trong công việc không đáp ứng với nhu cầu đặt ra.

+ Cử đi học tại các lớp, trường chính quy:

Một số người lao động được tạm ngừng công việc để đến trường, lớp chuyên ngành để học tập. Thời gian dành cho hình thức này dài và rất tốn kém chi phí. Học viên được cử đi học được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản và tính chuyên nghiệp trong quá trình đào tạo được đảm bảo.

* Một số hình thức đào tạo khác: + Người lao động tự đào tạo:

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

Đối với những kiến thức đơn giản người lao động chủ động học tập qua sách báo, qua các nguồn thông tin đại chúng, qua kinh nghiệm thực tế… để năm vững chuyên môn, công việc của mình. Đây là hình thức đào tạo đơn giản nhất, đỡ tốn kém cả về chi phí vật chất lẫn thời gian. Song đòi hỏi người lao động phải có nghị lực, có lòng kiên nhẫn để hoàn thành kế hoạch học tập của mình.

+ Đào tạo thông qua hình thức tổ chức các cuộc thi thợ giỏi, các cuộc hội thảo, …

Ở hình thức này người lao động có thể nghe các giảng viên, báo cáo viên báo cáo về một số vấn đề chuyên sâu hoặc tổng hợp phục vụ cho chuyên ngành hay cho công việc của họ. Qua các cuộc hội thảo, người lao động trực tiếp trao đổi, bàn bạc, tranh luận về vâns đề họ quan tâm, cùng nhau xây dựng những giải pháp cho một vấn đề nào đó và trao đổi những kinh nghiệm trong quản lý, trong công việc. Các doanh nghiệp nên chú ý tới hình thức tổ chức này.

+ Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là hình thức đào tạo qua máy tính, người lao động tự học theo sự chỉ dẫn trong máy tính theo chương trình học tập được viết sẵn trong phần mềm máy tính. Khi doanh nghiệp cần đào tạo một nghề nào đó chỉ cần mua phần mềm về cho học viên, họ tự học và không cần tới giáo viên. Và hình thức này cũng cho phép đào tạo cùng một lúc rất nhiều kỹ năng mà không cần có giáo viên hướng dẫn thường xuyên. Tuy nhiên, do hình thức này không có giáo viên hướng dẫn nên khi học viên gặp vướng măc trong vấn đề nào đó sẽ không được giải đáp kịp thời. Nó chỉ áp dụng đối với một số đối tượng nhất định.

+ Phương pháp luân phiên công tác

Chuyển cán bộ, nhân viên hoặc cấp quản trị từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho họ những kinh nghiệm rộng hơn, không

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga

những thế phải cho nhân viên trong văn phòng thường xuyên tiếp xúc với những kỹ thuật hiện đại mới như mạng Internet, mạng LAN. Ngoài mục đích nêu trên, phương pháp luân phiên còn tạo hứng thú cho cán bộ nhân viên thay đổi công việc vì quá nhàm chán làm một công việc suốt đời nào đó. Ngoài ra, nó còn giúp cho cán bộ, nhân viên trở thành người đa năng, đa dạng để đối phó với mọi tình huống xảy ra sau này.

Một phần của tài liệu Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Viet Pacific Clothing (Trang 27)