THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Bình (Trang 40)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 2.2.1. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

Số liệu về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn thể hiện hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong việc hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn được cấp trên giao. BIDV Quảng Bình đã có những năm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Bảng 2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Huy động vốn thực tế 1,689.35 1,883.48 2,084.84 2,385.83 Huy động vốn kế hoạch 1,725 1,850 2,127 2,350 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 97.93% 101.81% 98.02% 101.52%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007 – 2010)

Biểu đồ 2.3. Tình hình hoàn thành kế hoạch huy động vốn

Năm 2008, huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng là 1.883,48 tỷ trong khi mức kế hoạch đặt ra là 1.850 tỷ. Trong khi các ngân hàng khác gặp nhiều

khó khăn trong việc huy động vốn thì chi nhánh vẫn hoàn thành tốt kế hoạch được giao và vượt mức 1,81%. Năm 2010, huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng là 2.385,83 tỷ vượt mức kế hoạch là 1,52%. Điều này chứng tỏ chi nhánh rất cố gắng trong việc thực hiện chỉ tiêu đề ra và vượt chỉ tiêu. Việc đưa ra chỉ tiêu kế hoạch sát với thực tế ngân hàng đạt được chứng tỏ ngân hàng đã phần nào đánh giá đúng về thị trường vốn và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, kết quả đạt được này còn chứng tỏ chi nhánh đã có chính sách huy động vốn tốt, tập thể cán bộ của chi nhánh đã phát huy hết khả năng của mình, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên trong 2 năm 2007 và 2009, công tác huy động vốn của chi nhánh không tốt. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn của năm 2007 là 97,93% và 98,02% trong năm 2009. Dù chưa hoàn thành mức kế hoạch đặt ra nhưng để đạt được con số này cũng là một nỗ lực lớn của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng.

Nguyên nhân chính là do những biến động kinh tế khách quan đã ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền khiến chi nhánh gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc huy động vốn. Mặc dù Quảng Bình là tỉnh ít chịu sự tác động của khủng hoảng nhưng tâm lý người gửi tiền cũng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

2.2.2. Quy mô huy động vốn

“Huy động vốn tối đa nguồn lực trong địa bàn để đầu tư và phát triển nhằm đảm bảo cho mức phát triển cần thiết đối với mức phát triển đầu tư xã hội” là nhiệm vụ trong tâm trong công tác huy động vốn để BIDV Quảng Bình phát triển bền vững. Và để thực hiện quan trọng trên, BIDV Quảng Bình đã cố gắng thực hiện việc đa dạng hóa các biện pháp, hình thức, kênh huy động vốn khác nhau. Cùng với các chính sách huy động vốn linh hoạt nên quy mô NVHĐ của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng. Theo số liệu năm 2010, thị

phần huy động vốn của chi nhánh chiếm khoảng 26% tổng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Quảng Bình.

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Huy động vốn thực tế 1,689.35 1,883.48 2,084.84 2,385.83 Tốc độ tăng trưởng HĐV 8.0% 11.5% 10.7% 14.4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010) Trong những năm qua, chi nhánh cũng luôn luôn coi việc mở rộng quy mô vốn huy động là một trong những chiến lược cạnh tranh được đặt lên hàng đầu. Chỉ tiêu quy mô huy động vốn của BIDV Quảng Bình đạt kết quả khá tốt. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động hằng năm ở mức trên 10%. Năm 2007 và 2009 là 2 năm ngân hàng không đạt chỉ tiêu huy động vốn so với kế hoạch đặt ra nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng là 8% và 10,7%. Trong khi đó, năm 2008 quy mô huy động vốn là 1.883,48 tỷ, tốc độ tăng trưởng đạt 11,5% và năm 2010, con số này là 14,4%. Sự tăng trưởng về quy mô thể hiện sức cạnh tranh và những chính sách tích cực của ngân hàng trong việc đa dạng hóa các dịch vụ, mở rộng đối tượng khách hàng.

Một điều đáng chú ý là trong năm 2008, kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: xuất nhập khẩu giảm, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, ngân hàng nhà nước đã áp dụng chính sách lãi suất cơ bản nhằm thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Việc huy động vốn của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với nguồn vốn trung dài hạn. Trong khi rất nhiều ngân hàng thu hẹp quy mô huy động vốn thì tốc quy mô huy động vốn của ngân hàng vẫn được mở rộng, tăng 11,5% thị phần huy động vốn ở mức gần 26,5% trên địa bàn. Điều này phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động vốn và sự linh hoạt trong việc sử

dụng lãi suất huy động cùng với các chiến lược để giữ chân lượng khách hàng truyền thống của ngân hàng.

2.2.3. Cơ cấu huy động vốn

2.2.3.1. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Bảng 2.5. Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2007 2008 2009 2010

VND Giá trịTỷ trọng 1,348.0379.37% 1,517.9380.59% 1,698.0681.45% 1,979.9882.99%

Ngoại tệ Giá trịTỷ trọng 20.63%350.32 19.41%311.55 18.55%386.78 17.01%405.85

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010) Qua bảng 2.5, có thể thấy trong tổng NVHĐ của chi nhánh thì nguồn nội tệ vẫn là đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn. Các hoạt động thu hút tiền gửi VND và cho vay đối với các khách hàng trong nước vẫn là các hoạt động chính của ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng, cũng chú trọng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, BIDV Quảng Bình hiểu hơn hết thế mạnh của hoạt động kinh doanh ngoại tệ - một loại hình dịch vụ ngân hàng then chốt, đặc biệt là tại một địa phương có tiềm năng du lịch rất lớn đang thu hút ngày càng nhiều du khách nước ngoài. Ngân hàng chủ yếu thực hiện việc mua bán, trao đổi ngoại tệ cho các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, vay trả nợ bằng ngoại tệ và cho khách du lịch nước ngoài. Gần 20% tổng NVHĐ là ngoại tệ cũng là một con số đáng kể.

Năm 2007, cơ cấu ngoại tệ của BIDV Quảng Bình chiếm tỷ trọng là 20,63%, giá trị ngoại tệ huy động là 350,32 tỷ. Tỷ trọng này có xu hướng giảm dần và đến năm 2010 còn 17,01% trong tổng NVHĐ. Tuy nhiên, giá trị huy động ngoại tệ xu hướng ngày càng tăng dù mức tăng này chưa thật rõ rệt. Từ

này thì dư nợ ngoại tệ cũng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 1.21,32 tỷ tương đương 45% tổng dư nợ vào năm 2007 giảm nhẹ dần dần xuống còn 32% với lượng tuyệt đối là 1.162,58 tỷ năm 2010. Qua đó cho thấy, hoạt động huy động và cho vay bằng nội tệ vẫn là hoạt động chủ yếu của chi nhánh.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gửi tiền

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thay đổi theo xu hướng tăng dần tỷ trọng tiền gửi từ các TCKT, giảm dần tỷ trọng tiền gửi dân cư. Tuy nhiên, sự thay đổi này đang diễn ra chậm chạp và chưa rõ nét. Cụ thể được thể hiện qua bảng 2.6:

Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

2007 2008 2009 2010 Tiền gửi TCKT Giá trịTỷ trọng 362.1221.3% 405.6521.5% 450.3321.6% 520.1221.8%

Tiền gửi dân cư Giá trị 1,336.23 1,477.83 1,634.52 1,865.71

Tỷ trọng 78.7% 78.5% 78.4% 78.2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010) Năm 2007, tiền gửi từ các TCKT là 362,12 tỷ đồng chiếm 21,3% trong tổng tiền gửi. Đến năm 2008, con số này tăng nhẹ lên 21,5% và 21,8% vào năm 2010 với lượng tiền huy động được là 520,12 tỷ đồng. Tiền gửi dân cư duy trì ổn định ở mức trên 78%. Có thể thấy, lượng vốn BIDV Quảng Bình huy động được chủ yếu từ nguồn tiền gửi của dân cư. Điều này có thể lý giải bởi Quảng Bình là một tỉnh có nền kinh tế chưa thật sự phát triển, các doanh nghiệp không nhiều do đó lượng tiền gửi vào ngân hàng để hưởng lợi từ dịch vụ thanh toán không lớn, ngân hàng chủ yếu tận dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ dân cư. Hơn nữa, dù tiền gửi từ các TCKT có quy mô lớn hơn nhưng tiền gửi dân cư mới là nguồn có tính chất ổn định hơn, do đó, an toàn hơn cho ngân hàng khi sử dụng vốn từ nguồn này. Tuy nhiên, lượng vốn huy động được từ cả hai nhóm đối tượng này vẫn đảm bảo tăng lên qua các năm.

Tiền gửi của TCKT

Đối tượng tiền gửi thường là khách hàng doanh nghiệp. Đây là lượng tiền tạm thời chưa được sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, được gửi vào ngân hàng với mục đích đảm bảo an toàn và hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, mục đích sinh lời không phải là mục đích chính. Quy mô nguồn tiền này phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi kinh tế phồn thịnh, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, quy mô tiền gửi sẽ tăng lên và ngược lại. Tuy nhiên, lượng tiền gửi lại phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên ngân hàng khó kiểm soát và lên kế hoạch sử dụng nguồn

tiền nếu không có sự hiểu biết sâu sắc những khách hàng của mình. Ngoài ra, lượng tiền này còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán, tình hình cung ứng tiền tệ và chính sách của từng ngân hàng trong từng thời kỳ. Ngân hàng cần có biện pháp kích thích và thu hút các doanh nghiệp, nhất là các khách hàng lâu năm, khách hàng lớn nhằm tăng cường huy động vốn. Bởi vì đây là lượng tiền có chi phí thấp và an toàn. Một điều cần lưu ý là cũng bởi vì mục đích chính của các doanh nghiệp khi gửi tiền vào ngân hàng là hưởng các dịch vụ thanh toán nên tính ổn định của nguồn tiền này không cao.

Bảng 2.7. Cơ cấu tiền gửi TCKT theo kỳ hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09+/- % +/- %

Tiền gửi TCKT 405.65 450.33 520.12 44.68 11.0 69.79 15.5

Dưới 12 tháng 285.35 321.12 395.75 35.77 12.5 74.63 23.2

Từ 12 tháng trở lên 120.30 129.21 124.37 8.91 7.4 -4.84 -3.7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 – 2010)

Phân tích cơ cấu tiền gửi của các TCKT theo kỳ hạn ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn huy động. Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ các TCKT là 11% chủ yếu tập trung vào nguồn tiền gửi ngắn hạn, giá trị huy động tăng thêm là 35,77 tỷ đồng, với tốc độ tăng khoảng 12,5%, trong khi đó, tiền gửi từ 12 tháng trở lên tăng 8,91 tỷ với tốc độ tăng 7,4%. Năm 2010, tiền gửi các TCKT tiếp tục tăng lên với tốc độ lớn hơn năm 2009, với mức tăng 69,79 tỷ tương đương 15,5%. Trong đó, nguồn tiền gửi dưới 12 tháng tiếp tục là nguồn chủ yếu với tốc độ tăng 23,2 tỷ tương đương 74,63 tỷ. Ngược lại, nguồn tiền gửi dài hạn không những không tăng mà chuyển dịch theo hướng giảm 4,84 tỷ khoảng 3,7%. Dù mức độ giảm này còn thấp nhưng ngân hàng cần lưu ý thay đổi chiến lược để thu hút nguồn tiền gửi dài hạn này để hạn chế sự sụt giảm và tăng tính ổn định

của nguồn vốn đồng thời, tránh khả năng cơ cấu tiền gửi có thể chuyển dịch mạnh trong tương lai.

Tiền gửi dân cư

Nguồn tiền từ dân cư là nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời, người dân chưa có mục đích sử dụng trong hiện tại, thu hút được nguồn tiền này sẽ giúp chi nhánh tăng được nguồn vốn một cách nhanh chóng. Nguồn này được thu hút chủ yếu dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Chính vì thế, ngân hàng sẽ chủ động được nguồn vốn này để đầu tư vào các tài sản sinh lời. Đây là một nguồn tiền quan trọng giúp ngân hàng phát triển hoạt động trong kinh doanh.

Tuy nhiên, đây cũng là một bộ phận tiền gửi rất nhạy cảm. Với bất kỳ biến động nào về tỷ giá, lãi suất, an ninh chính trị… đều có thể làm thay đổi lượng tiền gửi vào của dân cư. Nắm được tâm lý, thị hiếu của dân cư, BIDV Quảng Bình luôn chủ động, kịp thời đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược trong kinh doanh nhằm đảm bảo lòng tin của dân cư, như thông qua việc mở các đợt huy động tiền gửi tiết kiệm có thưởng, quay số trúng vàng, quà tặng khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng tiền hoặc các hiện vật có giá trị cao chúc mừng và tặng quà nhân các ngày lễ lớn và sinh nhật… Với nhiều hình thức đa dạng, kèm lãi suất linh hoạt và cạnh tranh đã hấp dẫn và thu hút được đông đảo khách hàng, thể hiện sự tăng trưởng về mặt tuyệt đối qua các năm của NVHĐ từ dân cư.

Bảng 2.8. Cơ cấu tiền gửi dân cư theo kỳ hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

+/- % +/- %

Tiền gửi dân cư 1,477.83 1,634.52 1,865.71 156.69 10.6 231.19 14.1 Dưới 12 tháng 950.45 1,009.17 1,065.54 58.72 6.2 56.37 5.9 Từ 12 tháng trở lên 527.38 625. 35 800.17 97.97 18.6 174.82 28.0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 – 2010)

Nhìn vào bảng 2.8, ta có thể thấy, cơ cấu tiền gửi dân cư của BIDV Quảng Bình đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi dài hạn và giảm dần tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn. Năm 2009, bộ phận tiền gửi dân cư tăng 156,69 tỷ tương đương 10,6% so với năm 2008. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng nhanh hơn với 97,97 tỷ đồng với tốc độ tăng 18,6% trong khi đó, tiền gửi dưới 12 tháng tăng chậm hơn với tốc độ 6,2%. Kịch bản này được lặp lại vào năm 2010, lượng tiền gửi dài hạn tiếp tục tăng lên với tốc độ lên tới 28% trong khi đó tiền gửi ngắn hạn tăng chậm chỉ với 5,9%, thấp hơn tốc độ năm 2009. Đây là một sự chuyển dịch theo hướng tốt, giúp cho nguồn vốn của ngân hàng ổn định hơn, tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra tốt hơn theo kế hoạch định trước. Sở dĩ có được kết quả này là do ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, cụ thể hơn là chiến lược định lãi suất để có sự ổn định về vốn đồng thời không ngừng nâng cao uy tín, hình ảnh của mình trên thị trường để ngày càng hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền nhiều hơn.

2.2.3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian

Bảng 2.9. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2007 2008 2009 2010

Tổng 1,698.35 1,883.48 2,084.84 2,385.83

Dưới 12 tháng 1125.63 1235.8 1330.29 1461.29

Từ 12 tháng trở lên 572.72 647.68 754.55 924.54

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007 – 2010)

Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2008 2009 2010

Tiền gửi dưới 12 tháng

Quy mô tăng trưởng 110.17 94.49 131.00

Tốc độ tăng trưởng 9.79% 7.65% 9.85%

Tiền gửi từ 12 tháng trở lên

Quy mô tăng trưởng 74.96 106.87 169.99

Tốc độ tăng trưởng 13.09% 16.50% 22.53%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008 – 2010)

Năm 2007, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng là 66,28% thể hiện cơ cấu vốn của ngân hàng thiếu ổn định, nguồn vốn ngắn hạn chiếm đa số trong tổng NVHĐ của ngân hàng. Sang năm 2008, tỷ trọng nguồn vốn dài hạn có tăng lên chút ít, từ 33,72% lên 34,39%, tiền gửi dưới 12 tăng 9,79% với lượng tăng lên là 110,17 tỷ, tiền gửi dài hạn tăng nhanh hơn 13,09% nhưng quy mô tăng vẫn nhỏ hơn, chỉ 74,96%. Tuy có sự thay đổi nhưng điều này chưa chứng tỏ ngân hàng đã có sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn. Tiền gửi ngắn hạn lúc này hầu như là lựa chọn ưu tiên của khách hàng gửi tiền. Điều này có thể lý giải là do trong 9 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Quảng Bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w