Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu, quyết định thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố người trong quá trình phát triển, chi nhánh đã tổ chức nhiều khoá học, các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ... Các hoạt động này cần được đẩy mạnh hơn nữa.Vì vậy, ngân hàng muốn có chất lượng vốn tốt thì cần phải có định hướng, tiêu chuẩn hoá cán bộ, trước mắt phải đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sau đó tập trung đào tạo các kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng rất quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng thu thập được nhiều thông tin hơn nữa từ phía khách hàng, cũng như việc thu hút lôi kéo được nhiều khách hàng.
- Kỹ năng phân tích: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết nhận định đánh
giá một cách có cơ sở khoa học, từ đó rút ra kinh nghiệm và có những biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả huy động vốn
- Kỹ năng đàm phán...
Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật phù hợp. Đối với những cán bộ vi phạm nguyên tắc đạo đức hay phạm sai lầm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, ngân hàng cần có hình thức kỷ luật thích đáng. Ngược lại, ban lãnh đạo cũng phải đánh giá cao năng lực và những
đóng góp của nhân viên để có hình thức khen thưởng, khuyến khích phù hợp. Như thế, các nhân viên mới hết lòng vì nhiệm vụ chung của tập thể.
Ngoài ra, ngân hàng còn thường xuyên tổ chức các phong trào thể thao, văn nghệ nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của các nhân viên trong ngân hàng, tạo điều kiện cho họ gặp gỡ, giao lưu, xây dựng mối quan hệ thân thiện, bền vững giữa các phòng ban trong cùng chi nhánh, giữa các đồng nghiệp với nhau và với cấp trên. Việc phát động các phong trào thi đua, đặt ra mức chỉ tiêu cụ thể cho từng phòng ban, giao trách nhiệm cho từng nhân viên để họ cố gắng hết sức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng là một việc làm rất thiết thực.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHĐT&PT VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH