0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN KHẢ THI CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HẢI DƯƠNG (Trang 52 -52 )

9. Kết cấu của Luận văn

2.4.2. Nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại

Đây là phƣơng thức huy động vốn đƣợc các DNNVV Hải Dƣơng áp dụng phổ biến từ trƣớc đến nay. Tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp

nào cũng có thể tiếp cận đƣợc với nguồn vốn này và khả năng nguồn vốn này cũng có giới hạn nhất định, nhất là nguồn vốn vay dài hạn để đầu tƣ ĐMCN.

Theo một điều tra của phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ suất nợ trên tổng tài sản của các DNNVV của nƣớc ta hiện còn rất khiêm tốn, chỉ đạt trung bình khoảng 8%. Chỉ khoảng 50% số DNNVV đƣợc điều tra là có vay nợ, hầu hết là nợ ngắn hạn và phải vay từ nhiều nguồn khác nhau. Rất ít doanh nghiệp thành công trong việc tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn chính thức.

Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về việc cho các DNNVV vay tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cho thấy, cản trở lớn nhất là các Ngân hàng thƣơng mại không có đủ thông tin tin cậy về ngƣời vay và không có khả năng thu hồi các khoản nợ xấu do hệ thống chế tài chƣa hoàn thiện.

Đôi khi các DNNVV cũng tiếp cận đƣợc với nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thƣơng mại, nhƣng đa số là vốn vay tín dụng ngắn hạn. 2/3 số doanh nghiệp cho rằng họ rất cần các khoản tín dụng dài hạn để đầu tƣ ĐMCN, nâng cấp máy móc thiết bị, mở rộng nhà xƣởng, nhƣng nhu cầu này là rất khó đƣợc đáp ứng. Các khoản vay ngắn hạn thƣờng chiếm khoảng 80% tổng số các khoản vay đƣợc duyệt của các Ngân hàng thƣơng mại.

Nhƣ vậy, với nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thƣơng mại thƣờng là vay ngắn hạn, với các thủ tục vay vốn nhƣ phải thế chấp tài sản, doanh thu đảm bảo không có và mức rủi ro không thu hồi vốn rất cao dẫn đến các DNNVV khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại ngày càng khép chặt, đòi hỏi các thủ tục thế chấp, lãi suất cao... khiến nhiều doanh nghiệp “ngại” đầu tƣ đổi mới công nghệ và đang đứng trƣớc tình trạng thu hẹp sản xuất, mất dần thị trƣờng.

Ngoài các nguồn hỗ trợ và vốn tín dụng ở trên, các DN còn nhận đƣợc sự ƣu đãi từ các quỹ và chƣơng trình nhƣ sau:

- Hỗ trợ theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP: Nhà nƣớc đã ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP với các khuyến khích về thuế, cho tới thời điểm hiện tại, không có một doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nào trên địa bàn tỉnh áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế theo tinh thần Nghị định 119. Điều này có thể giải thích bởi sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành (Nghị định có hiệu lực từ ngày 18/9/1999 trong khi đó thông tƣ hƣớng dẫn thi hành đƣợc ban hành tháng 11/2000). Kết quả là các văn bản pháp luật khác đƣợc giới thiệu sau đó đã đƣa ra các mức ƣu đãi lớn hơn những gì quy định trong Nghị định 119. Điều này phản ánh sự yếu kém trong việc đặt ra các mức khuyến khích nhƣ đã phân tích trên. Các mức khuyến khích về tài chính phải đƣợc đặt ra ở một tỷ lệ thích hợp, có hiệu quả và cũng nhƣ giá cả trên thị trƣờng, tỷ lệ này phải đƣợc điều chỉnh theo thời gian. Hơn nữa, việc đƣa ra các biện pháp miễn giảm thuế sẽ không hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vào những năm đầu tiến hành sản xuất, họ không đƣợc hƣởng lợi một cách hiệu quả từ các khuyến khích về thuế.

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng không tập trung vào hoạt động R&D mà thƣờng mở rộng vào các hoạt động ứng dụng kết quả R&D nên những tài trợ cho các đề án nghiên cứu thƣờng không hấp dẫn đƣợc các doanh nghiệp này.

Có thể nói các khuyến khích về tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ theo tinh thần Nghị định 119 đƣợc phân tích theo phƣơng pháp đánh giá cơ chế can thiệp. Phƣơng pháp đánh giá này đƣa đến kết luận rằng các khuyến khích về tài chính đƣa ra trong Nghị định 119 dựa trên lý thuyết nguyên nhân - kết quả rằng các khuyến khích về tài chính sẽ dẫn đến tăng cƣờng đầu tƣ cho KH&CN và từ đó sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ. Khi đổi mới công nghệ đƣợc tiến hành thì năng suất, chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ đƣợc tăng lên.

Thực tế trong suốt thời gian từ năm 2003 đến năm 2008 tỉnh Hải Dƣơng chƣa hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tiến hành ĐMCN theo tinh thần Nghị định số 119/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ về một số

chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động KH&CN nhằm tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của địa phƣơng.

- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh: Thực hiện Điều 40 của Luật KH&CN quy định thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phƣơng, ngày 16 tháng 1 năm 2006 UBND tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành Quyết định số 255/2006/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN do UBND tỉnh quản lý. Quỹ Phát triển KH&CN của tỉnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để tạo điều kiện, nguồn lực cần thiết và môi trƣờng thuận lợi để thúc đẩy hoạt động KH&CN; xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu có năng lực và trình độ cao, các nhóm nghiên cứu mạnh trong các lĩnh vực ƣu tiên; tăng nhanh chất lƣợng nghiên cứu, sản phẩm KH&CN đạt trình độ và chuẩn mực quốc tế; chuyển giao và ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vốn Điều lệ ban đầu của Quỹ là 5 tỷ đồng. Đến hết năm 2008 số vốn của Quỹ là: 1.432,0 triệu đồng và Quỹ đã cho vay với lãi suất ƣu đãi 0,45%/tháng cho 2 dự án ĐMCN là:

Dự án 1: Đầu tƣ hoàn thiện công nghệ trong sản xuất gạch bằng lò

nung liên tục kiểu đứng với số tiền 250,0 triệu đồng.

Dự án 2: Mở rộng nâng cao chất lƣợng hiệu quả sản phẩm lò gạch liên

tục kiểu đứng với số tiền 150,0 triệu đồng.

Đƣợc đánh giá là tỉnh có Quỹ thành lập sớm nhất, tuy nhiên trong triển khai thực tế Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh Hải Dƣơng cũng không hỗ trợ đƣợc nhiều cho DNNVV đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN KHẢ THI CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HẢI DƯƠNG (Trang 52 -52 )

×