9. Kết cấu của Luận văn
2.3.6. Về các hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp
Hoạt động ĐMCN đƣợc coi là nhiệm vụ thƣờng xuyên, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc đánh giá hoạt động ĐMCN của một doanh nghiệp đƣợc xem xét trên 10 nội dung chủ yếu sau đây:
- Hoạt động cải tiến đƣa ra sản phẩm mới đạt 62,8% số doanh nghiệp. - Hoạt động cải tiến áp dụng quy trình mới có 60,8% doanh nghiệp. - Hoạt động tìm kiếm sản phẩm mới và công nghệ mới đạt 66,7% số doanh nghiệp.
- Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng đạt 71,8%.
- Hoạt động chuyển giao công nghệ chỉ có 4,5%. - Đăng ký sở hữu công nghiệp ở nƣớc ngoài có 5,8%. - Đăng ký sở hữu công nghiệp ở trong nƣớc đạt 38%. - Thiết kế sản phẩm hoàn toàn mới có 36%.
- Hoạt động R&D có 41,9% doanh nghiệp tiến hành.
Về việc sử dụng các nguồn thông tin phục vụ cho qúa trình ĐMCN của các doanh nghiệp:
- 41,5% doanh nghiệp sử dụng thông tin nghiên cứu và triển khai trong nội bộ doanh nghiệp.
- 39,6% doanh nghiệp có hợp tác R&D với bên ngoài.
- 56,6% doanh nghiệp bắt chƣớc hoàn toàn theo mẫu (coppy).
- 73,6% doanh nghiệp có mua công nghệ từ bên ngoài.Thực chất là mua thiết bị của nƣớc ngoài.
- 30,2% doanh nghiệp có liên kết với các DN khác để chia sẻ thông tin. Nhƣ vậy, đa số các doanh nghiệp chƣa sử dụng các thông tin R&D vì doanh nghiệp chƣa có hoạt động R&D, hoặc chƣa ứng dụng các sản phẩm R&D, hoặc chƣa tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin R&D, hoặc chƣa có sự liên kết nào với các tổ chức R&D. Phần lớn các doanh nghiệp khi ĐMCN thƣờng bắt chƣớc hoàn toàn theo mẫu, hoặc nhận chuyển giao công nghệ của nƣớc ngoài, thực chất là mua thiết bị hàm chứa công nghệ.
Nhìn chung, các DNNVV Hải Dƣơng đều ý thức đƣợc rằng phải luôn luôn ĐMCN để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh và hội nhập; nhƣng hoạt động này ở toàn ngành còn yếu, nhất là hoạt động R&D, thiết kế sản phẩm mới, đăng ký sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ ra bên ngoài.
Qua khảo sát thực tế ở các doanh nghiệp đã có dự án đầu tƣ ĐMCN cho thấy động cơ thúc đẩy các DNNVV nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng phải đầu tƣ ĐMCN (theo thứ tự ƣu tiên) nhƣ sau:
Thứ nhất, sức ép của cạnh tranh thị trƣờng
Thứ tƣ, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động
Thứ năm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động trong doanh nghiệp Thứ sáu, đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ vốn đầu tƣ
Thứ bảy, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng Thứ tám, các động cơ khác
Tóm lại: Trình độ và năng lực công nghệ của các DNNVV Hải Dƣơng
đạt mức trung bình của cả nƣớc. Tỷ trọng thiết bị hiện đại chiếm 15%, trên 50% lao động làm việc với thiết bị cơ khí và tự động hoá. Lao động kỹ thuật ngành công nghiệp đã làm chủ đƣợc công nghệ sản xuất, ít phụ thuộc vào chuyên gia nƣớc ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện việc lắp ráp hoặc có những cải tiến nhỏ về quy trình công nghệ. Hầu nhƣ chƣa có doanh nghiệp nào tiến hành R&D để có quy trình công nghệ mới. Cơ sở hạ tầng công nghệ của các DNNVV chỉ ở mức đạt yêu cầu cả về tổ chức, quản lý, nhân lực, thông tin và kỹ thuật. Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh còn ít. Hoạt động ĐMCN và đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, yếu kém chƣa có tầm nhìn chiến lƣợc và lộ trình hội nhập toàn cầu.
Thực trạng trên đòi hỏi từng DNNVV nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng phải hết sức cố gắng, huy động mọi nguồn lực để nhanh chóng ĐMCN, đổi mới sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.