0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tình hình phát triển các DNNVV

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN KHẢ THI CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HẢI DƯƠNG (Trang 41 -41 )

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Tình hình phát triển các DNNVV

Từ năm 2000 đến cuối năm 2008 qua hơn 8 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có 4.039 doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có những ngành mũi nhọn, chủ lực nhƣ: công nghiệp sản xuất hàng may mặc, sản xuất kinh doanh giầy dép xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ….Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đã có 3.679 DNNVV đăng ký kinh doanh (tiêu chí DNNVV là: vốn dƣới 10 tỷ đồng và lao động dƣới 300 ngƣời) gấp 4,74 lần so với số DNNVV năm 2003.

Bảng 2.1. Số DNNVV từ năm 2003 đến năm 2008

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số DN Số DN Số DN Số DN Số DN Số DN

775 1.151 1.532 2.010 2.678 3.679

Biểu đồ 2.1. Số DNNVV từ năm 2003 -2008 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số doanh nghiệp Chỉ số phát triển 2.2.2. Những đóng góp chủ yếu của các DNNVV

- Tạo ra các ngành nghề, sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phƣơng: các DNNVV trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhƣng đã hình thành đƣợc một số ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn ở địa phƣơng nhƣ: công nghiệp sản xuất may mặc, giầy dép xuất khẩu; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu.v.v…

- Tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động: Các DNNVV đã thu hút đƣợc nhiều lao động từ khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm bớt các tệ nạn xã hội.

- Đóng góp về xuất khẩu và thu ngoại tệ: Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và chính sách khuyến khích về hoạt động xuất khẩu của nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp đã đầu tƣ vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu nhƣ: chế biến hàng nông sản, hàng may mặc, giày dép.v.v… làm cho sản phẩm hàng hoá xuất khẩu của tỉnh ngày càng đa dạng hơn.

- Đóng góp vào thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm: DNNVV hàng năm là lực lƣợng quan trọng đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nƣớc của tỉnh Hải Dƣơng. Đây chính là điều kiện để tỉnh thực hiện các mục tiêu đầu tƣ, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Bảng 2.2. Số nộp Ngân sách nhà nƣớc của các DNNVV từ năm 2003 đến năm 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng thu ngân sách nhà nƣớc Tổng thu của

DNVVV Tỷ lệ % 2003 685.121 44.672 6,52 2004 1.290.396 60.452 4,68 2005 1.728.396 86.408 5,00 2006 1.838.500 107.956 5,87 2007 2.509.075 182.607 7,39 2008 3.007.318 244.847 8,14

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2008

Biểu đồ 2.2. Số nộp Ngân sách nhà nƣớc của các DNNVV từ năm 2003 đến năm 2008 0 50 100 150 200 250 300 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số nộp Chỉ số phát triển

- Tham gia thực hiện các chính sách xã hội: Các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp tích cực vào công tác xã hội của địa phƣơng nhƣ giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động; thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa và ủng hộ các quỹ nhƣ: Quỹ chất độc màu da cam, Quỹ khuyến học, Quỹ vì ngƣời nghèo…v.v.

2.3. Hiện trạng công nghệ và hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng. nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng.

Trong hai năm 2003 - 2004 Viện chiến lƣợc và chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tƣ, KH&CN, Công nghiệp, Xây dựng, Thƣơng mại và Du lịch (nay là sở Công thƣơng) tỉnh Hải Dƣơng tiến hành điều tra, khảo sát nghiên cứu, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Kết quả khảo sát ở 53 doanh nghiệp, điều tra sâu ở 18 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trên địa bàn 12 huyện, thành phố, ở 5 ngành công nghiệp chủ lực: Cơ khí, Vật liệu xây dựng, May mặc, Da giầy và Chế biến nông sản thực phẩm cho thấy:

2.3.1. Về trình độ sản phẩm

Trình độ hay chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra là một yếu tố quan trọng để xem xét trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Trình độ sản phẩm của doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua 7 chỉ tiêu đặc trƣng. Đó là: sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm có thƣơng hiệu hàng hoá, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam, sản phẩm cạnh tranh đƣợc, sản phẩm đoạt huy chƣơng trong nƣớc và huy chƣơng quốc tế.

Kết quả tổng hợp cho thấy:

- 71,2% các doanh nghiệp có sản phẩm cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- 63,8% số doanh nghiệp có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trên 50%.

- 65,5% các doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

- 51,1% số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì vậy, trình độ sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực công nghiệp đƣợc khảo sát ở Hải Dƣơng chỉ đƣợc xếp loại trên trung bình khá.

2.3.2. Về trình độ thiết bị công nghệ trong sản xuất.

Trình độ thiết bị công nghệ sản xuất của doanh nghiệp đƣợc đánh giá theo 10 chỉ tiêu đặc trƣng là:

- Tỷ trọng thiết bị hiện đại.

- Tỷ trọng lao động làm việc trên thiết bị tự động hoá, cơ khí hoá. - Chi phí năng lƣợng trên một đơn vị sản phẩm.

- Chi phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm. - Mức độ phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập ngoại. - Mức độ phụ thuộc vào bán thành phẩm nhập ngoại. - Mức độ phụ thuộc vào kỹ thuật nhập ngoại.

- Mức độ xử lý ô nhiễm môi trƣờng. - Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng ISO 9000. - Tỷ trọng doanh nghiệp áp dụng ISO 14000.

Kết quả khảo sát ở 50 doanh nghiệp cho thấy:

- Chi phí năng lƣợng chung trên một đơn vị sản phẩm của các doanh nghiệp chỉ ở mức 1-2%.

- 63,5% số doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu thấp từ 0,5 đến 1%. - 83,4% số doanh nghiệp có lao động làm việc trên các thiết bị tự động hoá, cơ giới hoá.

- Phần lớn các đây chuyền thiết bị đƣợc sản xuất hoặc nhập ngoại từ những năm 90 trở lại đây.

- Tỷ lệ lao động làm việc trên dây chuyền thiết bị cơ khí hoá và tự động hoá chỉ đạt dƣới 50%.

- 63,5% số doanh nghiệp có tỷ trọng thiết bị hiện đại (cơ khí hoá và tự động hoá) trên 50%, chủ yếu là các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc liên doanh.

- 60% số DN có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng công nghiệp. - 66% tổng số doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu nhập ngoại. - 60% các doanh nghiệp phụ thuộc vào bán thành phẩm nhập ngoại. - 55,1% số doanh nghiệp phụ thuộc vào kỹ thuật nhập ngoại.

- Hầu hết các doanh nghiệp (74,5%) chƣa áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến (ISO 9000 và ISO 14000).

đƣợc đánh giá thông qua 19 chỉ tiêu chủ yếu, xếp thành 4 nhóm chính sau: Nhóm I. Năng lực vận hành, bao gồm các chỉ tiêu:

- Năng lực sử dụng và kiểm tra kỹ thuật, vận hành ổn định dây chuyền sản xuất theo quy trình, quy phạm về công nghệ.

- Năng lực quản lý sản xuất.

- Năng lực bảo dƣỡng thiết bị sản xuất và ngăn ngừa sự cố. - Năng lực khắc phục sự cố có thể xảy ra.

Nhóm II. Năng lực tiếp thu công nghệ, gồm các chỉ tiêu:

- Năng lực tìm kiếm đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

- Năng lực lựa chọn những hình thức tiếp thu công nghệ thích hợp nhất. - Năng lực đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Năng lực học tập tiếp thu công nghệ mới đƣợc chuyển giao. Nhóm III. Năng lực hỗ trợ tiếp thu công nghệ, bao gồm: - Năng lực chủ trì dự án tiếp thu công nghệ.

- Năng lực đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực cho vận hành, tiếp thu và ĐMCN.

- Năng lực tìm kiếm quỹ vốn cho phát triển công nghệ.

- Năng lực xác định thị trƣờng mới cho sản phẩm và đảm bảo đầu vào cho sản xuất.

Nhóm IV. Năng lực đổi mới, bao gồm các chỉ tiêu từ thấp đến cao: - Năng lực thích nghi công nghệ đƣợc chuyển giao bằng những thay đổi nhỏ về sản phẩm, thay đổi nhỏ về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu.

- Năng lực lặp lại quy trình công nghệ đã có.i

- Năng lực thích nghi công nghệ mới đƣợc chuyển giao bằng những thay đổi, cải tiến nhỏ về quy trình công nghệ.

- Năng lực thích nghi công nghệ đƣợc chuyển giao bằng những thay đổi cơ bản về sản phẩm, về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu.

căn bản về quy trình công nghệ.

- Năng lực tiến hành nghiên cứu và triển khai thực sự, thiết kế các quy trình công nghệ dựa trên kết quả R&D.

- Và cuối cùng là năng lực sáng tạo các sản phẩm hoàn toàn mới.

Đánh giá theo hệ thống 4 nhóm chỉ tiêu về năng lực công nghệ của từng doanh nghiệp, từng ngành công nghiệp cho phép chúng ta có cái nhìn tổng thể về yếu tố tổ chức quản lý và yếu tố con ngƣời.

2.3.4. Về cơ sở hạ tầng công nghệ của các doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng công nghệ là nền tảng giúp doanh nghiệp ĐMCN và vận hành sản xuất. Việc phân tích hiện trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thể hiện thông qua 9 chỉ tiêu đặc trƣng:

- Hoạt động của bộ phận R&D của doanh nghiệp.

- Cơ sở chế thử, sản xuất thử ở quy mô bán công nghiệp của DN. - Các bộ phận thử nghiệm, tiêu chuẩn, giám định chất lƣợng của DN. - Bộ phận thông tin công nghệ và thông tin thị trƣờng của DN.

- Cơ sở đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật của DN.

- Đơn vị tƣ vấn, hỗ trợ về pháp lý, tài chính và thị trƣờng cho mua bán công nghệ.

- Hoạt động cung cấp quy trình công nghệ thích hợp thay thế công nghệ nhập từ nƣớc ngoài.

- Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến sản phẩm và công nghệ. - Hoạt động tƣ vấn cho doanh nghiệp đánh giá và mua bán công nghệ. Thực tế khảo sát ở 53 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy:

- 100% doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và triển khai dƣới dạng phòng kỹ thuật. Trong đó có 65,9% số phòng đƣợc đánh giá đạt yêu cầu trở lên. 50% đƣợc đánh giá đạt loại khá. Còn 34,1% đạt kết quả thấp.

- Các doanh nghiệp mới bƣớc đầu chú trọng đến hoạt động thử nghiệm và kiểm tra; đào tạo tay nghề cho công nhân; sản xuất thử, đảm bảo thông tin.

về pháp lý, về tài chính, về thị trƣờng mua bán công nghệ...

- Nhìn chung cơ sở hạ tầng công nghệ của các doanh nghiệp mới chỉ ở mức đạt yêu cầu cả về tổ chức quản lý, con ngƣời, thông tin, và kỹ thuật.

2.3.5. Về các hoạt động khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp

Việc đánh giá các hoạt động KH&CN của một doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Bộ phận phụ trách công tác nghiên cứu và triển khai. - Cơ sở chế thử, sản xuất thử ở quy mô bán công nghiệp.

- Cơ sở thử nghiệm, tiêu chuẩn hoá, giám định ch ất lƣợng sản phẩm. - Bộ phận thông tin công nghệ và thị trƣờng của doanh nghiệp.

- Cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng công nhân, cán bộ kỹ thuật của DN.

- Đơn vị hỗ trợ pháp lý, tài chính và thị trƣờng cho mua bán công nghệ. Với các tiêu chí trên, kết quả khảo sát cho thấy hoạt động khoa học công nghệ của đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khá yếu, nhất là hoạt động R&D trong doanh nghiệp, loại trừ một số doanh nghiệp lớn của trung ƣơng và nƣớc ngoài (Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty cổ phần chế tạo Bơm, Công ty ôtô Ford, ...). Hơn nữa sự liên kết giữa các doanh nghịêp với các tổ chức R&D ở trong và ngoài nƣớc còn rất yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

2.3.6. Về các hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp

Hoạt động ĐMCN đƣợc coi là nhiệm vụ thƣờng xuyên, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc đánh giá hoạt động ĐMCN của một doanh nghiệp đƣợc xem xét trên 10 nội dung chủ yếu sau đây:

- Hoạt động cải tiến đƣa ra sản phẩm mới đạt 62,8% số doanh nghiệp. - Hoạt động cải tiến áp dụng quy trình mới có 60,8% doanh nghiệp. - Hoạt động tìm kiếm sản phẩm mới và công nghệ mới đạt 66,7% số doanh nghiệp.

- Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng đạt 71,8%.

- Hoạt động chuyển giao công nghệ chỉ có 4,5%. - Đăng ký sở hữu công nghiệp ở nƣớc ngoài có 5,8%. - Đăng ký sở hữu công nghiệp ở trong nƣớc đạt 38%. - Thiết kế sản phẩm hoàn toàn mới có 36%.

- Hoạt động R&D có 41,9% doanh nghiệp tiến hành.

Về việc sử dụng các nguồn thông tin phục vụ cho qúa trình ĐMCN của các doanh nghiệp:

- 41,5% doanh nghiệp sử dụng thông tin nghiên cứu và triển khai trong nội bộ doanh nghiệp.

- 39,6% doanh nghiệp có hợp tác R&D với bên ngoài.

- 56,6% doanh nghiệp bắt chƣớc hoàn toàn theo mẫu (coppy).

- 73,6% doanh nghiệp có mua công nghệ từ bên ngoài.Thực chất là mua thiết bị của nƣớc ngoài.

- 30,2% doanh nghiệp có liên kết với các DN khác để chia sẻ thông tin. Nhƣ vậy, đa số các doanh nghiệp chƣa sử dụng các thông tin R&D vì doanh nghiệp chƣa có hoạt động R&D, hoặc chƣa ứng dụng các sản phẩm R&D, hoặc chƣa tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin R&D, hoặc chƣa có sự liên kết nào với các tổ chức R&D. Phần lớn các doanh nghiệp khi ĐMCN thƣờng bắt chƣớc hoàn toàn theo mẫu, hoặc nhận chuyển giao công nghệ của nƣớc ngoài, thực chất là mua thiết bị hàm chứa công nghệ.

Nhìn chung, các DNNVV Hải Dƣơng đều ý thức đƣợc rằng phải luôn luôn ĐMCN để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh và hội nhập; nhƣng hoạt động này ở toàn ngành còn yếu, nhất là hoạt động R&D, thiết kế sản phẩm mới, đăng ký sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ ra bên ngoài.

Qua khảo sát thực tế ở các doanh nghiệp đã có dự án đầu tƣ ĐMCN cho thấy động cơ thúc đẩy các DNNVV nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng phải đầu tƣ ĐMCN (theo thứ tự ƣu tiên) nhƣ sau:

Thứ nhất, sức ép của cạnh tranh thị trƣờng

Thứ tƣ, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động

Thứ năm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động trong doanh nghiệp Thứ sáu, đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ vốn đầu tƣ

Thứ bảy, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng Thứ tám, các động cơ khác

Tóm lại: Trình độ và năng lực công nghệ của các DNNVV Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN KHẢ THI CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HẢI DƯƠNG (Trang 41 -41 )

×