0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Một số giải pháp hỗ trợ bổ sung để các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN KHẢ THI CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HẢI DƯƠNG (Trang 83 -83 )

9. Kết cấu của Luận văn

3.7. Một số giải pháp hỗ trợ bổ sung để các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ

nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng thu hút đƣợc vốn đầu tƣ từ quỹ đầu tƣ mạo hiểm thực hiện ĐMCN.

Qua thực tế kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy ngoài các yếu tố nhƣ thiếu tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đang gặp phải những khó khăn và những thiếu hụt trong các chính sách đối với các doanh nghiệp nhƣ sau:

Một là, những khó khăn bất lợi đối với các doanh nghiệp đang gặp phải:

- Công nghệ sản xuất ít, đang ngày càng lạc hậu;

- Trình độ tay nghề của công nhân, trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý doanh nghiệp còn thiếu, yếu.

- Khả năng tiếp cận các thông tin và dịch vụ hỗ trợ nhƣ: thông tin thị trƣờng, thông tin - tƣ vấn công nghệ, các dịch vụ KH&CN, các dịch vụ đào tạo, tài chính, ngân hàng, thông tin về pháp luật, thông tin về các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cả ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài... và nhất là thông tin về các quỹ đầu tƣ nhƣ quỹ đầu tƣ mạo hiểm còn những hạn chế nhất định.

chính sách nhằm phát triển công nghệ nhƣ chính sách kích “cầu” công nghệ, chính sách kích “cung” công nghệ, cụ thể đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Về chính sách kích “cầu” công nghệ: mặc dù với trình độ KH&CN hiện nay nhiều giải pháp công nghệ tiến bộ có khả năng giúp các doanh nghiệp nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của mình (năng suất, chất lƣợng sản phẩm...) nhƣng với môi trƣờng kinh doanh nhƣ hiện nay (thị trƣờng có sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp ngoài tỉnh) trong khi tại địa phƣơng lại chƣa có những hình thức hữu hiệu hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trƣờng ngoài tỉnh, thêm vào đó đa số các doanh nghiệp còn rất lúng túng về định hƣớng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh (lựa chọn các phƣơng án sản xuất kinh doanh) thì các doanh nghiệp khó có thể quyết định đƣợc phƣơng án đầu tƣ đổi mới công nghệ. Nhƣ vậy một kết luận có thể rút ra đƣợc là: Muốn thúc đẩy hoạt động ĐMCN, nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ tại các doanh nghiệp trƣớc hết phải rà soát và tìm ra các giải pháp có hiệu quả nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây chính là chính sách kích “cầu” công nghệ, góp phần tích cực vào hoạt động ĐMCN.

- Về chính sách kích “cung” công nghệ: doanh nghiệp tuy có thể đã tìm đƣợc thị trƣờng, song vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với các yếu tố đầu vào nhƣ những bí quyết công nghệ, nguồn nguyên vật liệu, nhân lực có trình độ cao... để tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng với yêu cầu của khách hàng? Với những hạn chế về khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin công nghệ, các cơ quan chức năng của nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời có công nghệ (các viện, trƣờng, tổ chức chuyển giao công nghệ, nƣớc ngoài) chuyển giao các công nghệ thích hợp cho các doanh nghiệp trong tỉnh, đó chính là biện pháp hữu hiệu của chính sách “cung” công nghệ.

- Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu các thông tin đáng tin cậy phục vụ cho đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lí của doanh nghiệp (thông tin về thị trƣờng, công nghệ; thông tin về chính sách của Nhà

nƣớc, địa phƣơng hỗ trợ doanh nghiệp ĐMCN…). Cụ thể là các doanh nghiệp ít nhận, biết đƣợc sự hỗ trợ có hiệu quả thiết thực từ phía các cơ quan KH&CN. Mặt khác, về phía các tổ chức KH&CN nhiều kết quả nghiên cứu đã nghiệm thu của các cơ quan nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tổ chức dịch vụ KH&CN (thông tin công nghệ, thông tin sáng chế…) lại ít nhận đƣợc đơn đặt hàng từ phía các nhà doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhƣ vậy, có thể thấy trong hoạch định chính sách và thực thi chính sách chƣa quan tâm đầy đủ tới việc gắn kết giữa "cung" và "cầu" nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả từ bên cung sang bên cầu.

- Một số bất cập khác về mặt chính sách có thể nhận thấy:

Mặc dù trong thời gian qua chính quyền địa phƣơng các cấp trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội đã nhấn mạnh tới vị trí vai trò của khu vực doanh nghiệp, một số cơ quan chức năng của Trung ƣơng và địa phƣơng khi chuẩn bị các đề án chiến lƣợc và chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên những đề án đó cho tới nay vẫn chƣa đƣợc đƣa vào thực thi trong cuộc sống. Đây là một hạn chế không nhỏ tác động tiêu cực tới mọi chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ tại các doanh nghiệp.

Trong hệ thống các văn bản KH&CN mang tính pháp quy hiện có đang còn thiếu một giải pháp hỗ trợ phù hợp với đặc thù khó khăn bất lợi của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa. Ví dụ trong các chƣơng trình KH&CN trọng điểm của nhà nƣớc mới tập trung vào một số hƣớng công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa…) song lại không có chƣơng trình nào hỗ trợ sự phát triển cho hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và nâng cao năng lực công nghệ song chƣa xét tới những đặc điểm riêng của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật chuyển giao công nghệ đã quy định thành lập: Chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia với nguồn tín dụng ƣu đãi riêng để hỗ trợ đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp . Trong đó đã nhấn mạnh đến việc hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên cho đến nay Chƣơng trình và Quỹ vẫn ở trong giai đoạn chuẩn bị chƣa đi vào hoạt động. Xét về mặt tổ chức, trên phạm vi cả nƣớc nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng vẫn chƣa hình thành đƣợc một mạng lƣới hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp, nhƣ vậy đồng nghĩa với việc chƣa có sự phân công, liên kết các tổ chức hiện có hƣớng vào hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

Với những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp trong tỉnh đang gặp phải nhƣ trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng cần sớm có một quyết định về định hƣớng chính sách rõ ràng hơn thể hiện sự hỗ trợ của Chính quyền địa phƣơng đối với hoạt động ĐMCN, nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Cụ thể nhƣ:

- Hỗ trợ về mặt tổ chức và quản lý công nghệ tại các doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt các phƣơng pháp, quá trình xác định các dự án đổi mới công nghệ gắn với chiến lƣợc đổi mới công nghệ theo nhu cầu của thị trƣờng, chuyển giao các công nghệ thích hợp cho các doanh nghiệp để có thể thực hiện đƣợc các dự án có quy mô phức tạp.

- Hình thành các tổ chức tƣ vấn công nghệ có trình độ, có chuyên môn nhằm hỗ trợ có hiệu quả, thiết thực cho hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

- Quản lý các hoạt động KH&CN tại các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tự mình tiến hành các hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên nhân lực KH&CN nhằm nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập tiến tới sáng tạo công nghệ mới.

- Thành lập sàn giao dịch công nghệ nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi để các nhà khoa học, doanh nghiệp có thể tiếp cận với thị trƣờng, quảng bá các sản phẩm khoa học, kết quả nghiên cứu của mình, tạo cơ hội để các doanh nghiệp đặt hàng với nhà khoa học tạo ra những công nghệ có thể ứng dụng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện ĐMCN.

Các giải pháp hỗ trợ bổ sung nêu trên có vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp DNNVV nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng nói riêng thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ, nhất là nguồn vốn từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm và thực hiện ĐMCN có hiệu quả.

Kết luận chƣơng 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã đề xuất các điều kiện để quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣa vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ từ đó đề ra các giải pháp để quỹ đầu tƣ mạo hiểm mang vốn đến cho các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng thực hiện ĐMCN, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung, huy động vốn đầu tƣ cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ từ quỹ đầu tƣ mạo hiểm là tiền đề hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ Hải Dƣơng từng bƣớc ổn định sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa chƣa tạo đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ bởi các lý do: chƣa thể hiện đƣợc tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý yếu kém, không lập đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, báo cáo tài chính không minh bạch, … nên các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung, ở Hải Dƣơng nói riêng chƣa đủ điều kiện để thu hút ngồn vốn đầu tƣ cho hoạt động đổi mới công nghệ từ các quỹ đầu tƣ mạo hiểm.

Nền kinh tế nƣớc ta đang hội nhập sâu hơn, toàn diện và đầy đủ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt nam phải thực hiện các cam kết theo Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ, AFTA và WTO. Đây là giai đoạn nền kinh tế sẽ có nhiều thay đổi theo hƣớng loại bỏ các rào cản thƣơng mại, gia tăng áp lực cạnh tranh và tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Hội nhập WTO vừa là cơ hội to lớn, vừa là thách thức đầy cam go đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dƣơng. Để hội nhập quốc tế và khu vực thành công, đòi hỏi Việt Nam phải phát triển nhanh và bền vững theo cơ chế thị trƣờng ở cả ba cấp độ: quốc gia, từng địa phƣơng và từng doanh nghiệp, từng sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ). Để nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập, các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng không có con đƣờng nào khác phải nhanh chóng đổi mới công nghệ.

Luận văn “Điều kiện khả thi của Quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở

Hải Dương” đã tập trung giải quyết các nội dung chủ yếu sau:

1. Làm rõ vấn đề cơ sở lý luận về công nghệ, đổi mới công nghệ, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, quỹ đầu tƣ mạo hiểm và vai trò của quỹ đầu tƣ mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

2. Phân tích đánh giá thực trạng nhu cầu về vốn để đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng. Phân tích và tìm ra các nguyên nhân tại sao quỹ đầu tƣ mạo hiểm chƣa đầu tƣ vốn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng đổi mới công nghệ.

3. Đề xuất các điều kiện để Quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣa vốn đầu tƣ cho doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng đổi mới công nghệ và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tƣ từ Quỹ đầu tƣ mạo hiểm để các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng thực hiện đổi mới công nghệ phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn mới.

KHUYẾN NGHỊ

Để thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nói riêng, tác giả luận văn khuyến nghị:

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN KHẢ THI CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HẢI DƯƠNG (Trang 83 -83 )

×