Vai trò, trách nhiệm và hệ thống tổ chức quản lý của nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 52)

V. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ AN TOÀN

2.Vai trò, trách nhiệm và hệ thống tổ chức quản lý của nhà nƣớc:

nƣớc:

 Cần có một bộ luật hoàn chỉnh về An toàn lƣơng thực, thực phẩm cũng nhƣ quy chế thanh, kiểm tra, khống chế việc mua bán sử dụng trái phép mọi loại hoá chất độc hại một cách có hệ thống. Điều này sẽ tiết giảm đƣợc chi phí phòng chữa bệnh ngày càng tăng cao trong đời sống của nhân dân, bảo vệ sức khoẻ của toàn dân trƣớc hiểm hoạ ô nhiễm trầm trọng hiện nay. Bộ máy kiểm dịch và thanh tra một cách cơ động, quyết liệt việc buôn bán, sử dụng hoá chất cấm dùng trong thực phẩm là một đòi hỏi bức thiết.

 Nâng cao nhận thức và thực hành của chính quyền các cấp, ngƣời sản xuất, kinh doanh, và ngƣời tiêu dùng thực phẩm. Tăng cƣờng năng lực hệ thống quản lý, hệ thống thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý VSATTP từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản, lƣu thông và kinh doanh thực phẩm. Sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản phù hợp với giai đoạn mới.

 Tăng cƣờng biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phạm pháp luật, khắc phục ngay tình trạng buông lỏng quản lý, quy định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong đơn vị mình.  Tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, thanh tra VSATTP định kỳ và đột xuất tại

các vùng nuôi, trồng tập trung, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Định kỳ tổ chức lấy mẫu nguyên liệu sản xuất, mẫu thực phẩm để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học và tồn dƣ hoá chất độc hại trong nông sản, thực phẩm. Kiểm soát VSATTP nhập khẩu và vật tƣ phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản; phụ gia thực phẩm, chất bảo quản và chất hỗ trợ chế biến; thực phẩm chức năng và các thực phẩm có nguy cơ cao.

 Tăng cƣờng kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh an toàn động vật sống và sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các chợ đầu mối. Kiểm tra thƣờng xuyên tại các chợ đầu mối về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm thực vật (rau củ quả tƣơi) và sử dụng test nhanh để phát hiện tồn dƣ hoá chất độc hại trong thực phẩm.

 Tăng đầu tƣ về ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ƣơng đến cơ sở.

 Thiết lập hệ thống kiểm soát ô nhiễm thực phẩm đồng bộ từ sản xuất đến lƣu thông và giám sát ngộ độc thực phẩm, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng

GVHD: TS. Trần Bích Lam 53 VSATTP phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 Ở các cấp phƣờng xã phải tăng cƣờng hệ thống quản lý thị trƣờng, thanh tra sản phẩm hàng hóa. Thƣờng xuyên thông tin rộng rãi cho cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng những vấn đề liên quan đến chất lƣợng nông - thuỷ sản thực phẩm sản xuất và lƣu hành trong và ngoài nƣớc.

 Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dƣ hoá chất trong thực phẩm lƣu thông trên thị trƣờng nhƣ: thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm nhập khẩu và phụ gia thực phẩm; thực phẩm sản xuất trong nƣớc, thực phẩm trong và sau chế biến để tiêu dùng nội địa.

 Tăng cƣờng các hoạt động phối hợp liên ngành trong hoạt động kiểm soát VSATTP và xây dựng các mô hình điểm bảo đảm VSATTP vận dụng nguyên tắc của các hệ thống quản lý tiên tiến; mở rộng áp dụng các mô hình trong các cơ sở sản xuất và cộng đồng.

 Hình thành tổ chức cấp chứng chỉ nông sản, sản phẩm thực phẩm an toàn; cơ sở sản xuất cung ứng thực phẩm an toàn.

 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý VSATTP. Thiết kế và tạo ra các kít chẩn đoán nhanh các dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, các hoá chất bảo vệ thực vật, các loại mycotoxin, các loại vi sinh vật gây bệnh…có trong các loại nông, thuỷ sản cũng nhƣ trong lƣơng thực, thực phẩm nhằm giúp các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tai hiện trƣờng sản xuất, tại các chợ buôn bán lẻ, tại các siêu thị…để có những kết luận kịp thời về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của VSATTP tới sức khoẻ, đời sống kinh tế - xã hội và nghiên cứu các phƣơng pháp hạn chế các nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm.

 Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Phân công tổ chức thực hiện kết hợp giữa các Bộ, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phƣơng và các cơ quan liên quan, xây dựng một số mô hình bảo đảm VSATTP tại cộng đồng.

 Muốn quản lý tốt VSATTP đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều ban ngành chứ không riêng ngành y tế. Ngành y tế chịu trách nhiệm chính là đầu mối điều phối, còn nhiều ban ngành khác tham gia trong việc kiểm soát chất lƣợng VSATTP.  Cần có sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý VSATTP

trƣớc và sau thu hoạch. Cung cấp thực phẩm nên đảm bảo an toàn từ trang trại đến bàn ăn, chính vì vậy phải có sự phối hợp giữa Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y của Bộ Nông Nghiệp với Cục VSATTP thuộc Bộ Y Tế. Hai cơ quan trên phải thông báo với Cục VSATTP các loại thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia, thức ăn động vật và kháng sinh mới để kịp thời điều chỉnh chƣơng trình kiểm tra dƣ lƣợng.

 Trên cơ sở các luật, pháp lệnh, nghị định thi hành, chính phủ cần xe lại phƣơng thức tổ chức quản lý để giảm bớt chồng chéo. Mặt khác, cần gấp rút tăng cƣờng và mở rộng hệ thống kiểm nghiệm đến các phòng thử nghiệm của viện, trƣờng

GVHD: TS. Trần Bích Lam 54 đại học, phòng thử nghiệm tƣ nhân nếu thấy hội đủ các yêu cầu quy định về chất lƣợng kiểm nghiệm.

NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ QUẢN LÝ ĐỂ NUÔI TRỒNG NGUỒN THỰC PHẨM AN TOÀN

1. Rau quả:

Để sản xuất các loại "rau an toàn", hay “thực phẩm xanh an toàn” cần phải tuân thủ các biện pháp sau:

a. Giống cây trồng:

 Để tạo điều kiện cho việc phát triển ổn định nguồn giống trong nƣớc, tránh hiện tƣợng các giống cây không rõ nguồn gốc đƣợc trồng tràn lan, nhà nƣớc cần phải đƣa ra những chính sách cụ thể:

• Quản lý giống cây trồng thông qua việc bảo hộ, phát triển tài nguyên giống, quản lý kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng giống cây trồng

• Khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân ở trong nƣớc và nƣớc ngoài hoạt động nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng mới.

• Tăng cƣờng cơ sở vật chất, bảo đảm hoạt động của các cơ quan, đơn vị của Nhà nƣớc làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây trồng chọn tạo và quản lý chất lƣợng giống cây trồng. Đào tạo cán bộ chuyên ngành làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cây trồng, chọn tạo, khảo nghiệm, bảo quản, sản xuất kinh doanh giống cây trồng.

• Nhà nƣớc lập quỹ giống dự phòng thiên tai một số cây trồng quan trọng mang tính thời vụ.

• Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đƣợc vay vốn tín dụng với lãi suất phù hợp; thời gian vay theo chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng. Bên cạnh đó, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để họ có điều kiện hợp tác với các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài sản xuất và chọn tạo giống cây trồng phù hợp với yêu cầu của sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nguồn gen để chọn tạo giống phải đƣợc nhà nƣớc thống nhất quản lý và đầu tƣ để thu thập, bảo quản tại các cơ quan nghiên cứu khoa học đƣợc chỉ định. • Giống cây trồng mới chọn tạo hoặc mới nhập khẩu trƣớc khi đƣa vào sản xuất

đại trà phải qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử và phải đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tên giống, nguồn gốc, đặc tính của giống, địa điểm sản xuất thử, quy trình sản xuất và phải báo cáo kết quả với Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ vào kết quả sản xuất thử, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép khu vực hoá hoặc cho phép đƣa vào sản xuất.

• Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải bảo đảm các điều kiện sản xuất giống đúng quy trình kỹ thuật của mỗi cấp giống, phải có giấy phép sản xuất giống cây trồng của cơ quan nông nghiệp có thẩm quyền theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

GVHD: TS. Trần Bích Lam 55 thôn, phải hoạt động đúng giấy phép đã đƣợc cấp và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý chất lƣợng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.

• Tất cả các loại giống bán ra thị trƣờng phải gắn nhãn, có phiếu kiểm tra chất lƣợng đúng với từng cấp giống. Hạt giống bán ra trên thị trƣờng phải đóng bao bì đúng quy cách. Nghiêm cấm mọi hành vi sản xuất và buôn bán giống giả, giống kém phẩm chất, giống bị lẫn, giống có mầm mống sâu bệnh và giống chƣa đƣợc công nhận.

• Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng phải thực hiện đúng quy định về nhập khẩu hàng hoá và pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

• Có chính sách khen thƣởng và miễn thuế đối với các tổ chức, cá nhân, các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng khi nhập khẩu giống cây trồng có lợi cho sản xuất.

• Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất nhập khẩu giống cây trồng phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật đối với xuất khẩu nông sản hàng hoá và phải nộp lệ phí theo qui định hiện hành.

• Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nƣớc về giống cây trồng trong phạm vị cả nƣớc bao gồm các khâu: sƣu tập, bảo tồn quỹ gen, nghiên cứu, chọn tạo giống, khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận giống mới, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, kiểm định, kiểm dịch, quản lý chất lƣợng giống cây trồng và có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động về giống cây trồng trong phạm vi quản lý của mình.

• Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản lý giống cây trồng thông qua hệ thống quản lý Nhà nƣớc của ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

• Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chất lƣợng các loại giống cây trồng tại các cơ sở.

 Bên cạnh đó, tại địa phƣơng, ủy ban nhân dân các cấp nên xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn (GAP) để cho ra nông sản sạch, hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dƣ lƣợng kháng sinh, hóa chất. GAP là chƣơng trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của cả quy trình sản xuất, bắt đầu từ khâu giống, cày cấy, canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tới khâu thu hoạch, bảo quản và tồn trữ kể cả những chi tiết liên quan đến môi trƣờng.

• Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần đƣợc xử lý sạch sâu bệnh trƣớc khi xuất ra khỏi vƣờn ƣơm.

• Cần có những khu quy hoạch chuyên cung cấp hạt giống và giống cây trồng (đƣợc nhân ra từ giống gốc ban đầu có tính di truyền ổn định) để chúng có sự đồng nhất và ổn định về di truyền, đặc tính…, có những đặc trƣng riêng, quen thuộc với điều kiện khí hậu ở địa phƣơng từ đó có thể cho ra những cây trồng đồng đều, cho quả có hình dạng tƣơng đồng nhau.

• Giúp nông dân nắm bắt đƣợc kỹ thuật mới để trồng Rau An Toàn, giúp giảm đƣợc lƣợng phân đạm vô cơ, số lân phun thuốc hoá học, đảm bảo thời gian cách lý cho sản phẩm không để lại dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật sau thu hoạch.

GVHD: TS. Trần Bích Lam 56 • Cần quy hoạch vùng trồng hợp lý cùng với những điều kiện cần thiết để xây

dựng chuỗi sản xuất – tiêu thụ thì mới có số lƣợng và chất lƣợng ổn định và đồng nhất.

b. Đất trồng:

 Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hƣởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cƣ tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho ngƣời và môi trƣờng.

c. Phân bón:

 Chỉ dùng phân hữu cơ nhƣ phân xanh, phân chuồng đã đƣợc ủ hoại mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tƣơi (phân bắc, phân chuồng, phân rác...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ...). Số lƣợng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón phân trƣớc khi thu hoạch sản phẩm 15 đến 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hƣớng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trƣởng cây trồng.

d. Nước tưới:

 Chỉ dùng nƣớc giếng khoan, nƣớc từ các sông suối hồ lớn... không bị ô nhiễm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nƣớc thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cƣ nƣớc ao, mƣơng tù đọng.

e. Phòng trừ sâu bệnh:

 Phải áp dụng phƣơng pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho ngƣời và môi trƣờng. do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

• Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiên chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

• Dùng thuốc:

 Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hƣớng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clo và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hƣởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.

 Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trƣớc khi thu hoạch đúng hƣớng dẫn trên

GVHD: TS. Trần Bích Lam 57 nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tƣơi (xử lý sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Thu hoạch:

 Quy hoạch thành từng vùng trồng trọt, trồng các loại rau quả đặc trƣng cho khí hậu từng vùng, từ đó xây dựng các cơ sở sơ chế tại vùng đối với các loại trái cây để tránh bị dập, chẳng hạn tạo ra dòng sản phẩm fresh-cut.

 Đối với rau, thu hoạch sau đó phân loại rồi nhanh chóng đƣa đến nơi tiêu thụ, tránh sử dụng các hóa chất bảo quản.

2.Gia súc, gia cầm:

a. Giống:

 Giống với rau quả, cũng cần có cơ sở chuyên cung cấp giống tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 52)