XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 66)

 Hiện nay có chợ Bình Điền là nơi tập trung chủ yếu nguồn thủy, hải sản từ các tỉnh miền Tây về Tp.HCM rồi từ đó phân phối đến các nơi. Đây là một mô hình quản lý mới và rất nên đƣợc áp dụng rộng rãi ở các tỉnh không chỉ ở Tp.

 Từ mô hình mới này, nên có thêm nhiều chợ đầu mối về nguồn thủy, hải sản, rau trái, lƣơng thực và thịt gia súc gia cầm. Thực phẩm sau khi đƣợc thu hoạch sẽ đƣợc tập trung về chợ đầu mối. Và các chợ này chỉ nên tập trung một loại duy nhất để từ đó có thể:

• Chuyên sâu vào việc quản lý, kiểm soát và kiểm tra, tạo liên kết với các hộ nông dân, tiếp cận ngay tại vùng nuôi trồng, khuyến khích ngƣời nông dân sản xuất an toàn.

• Kiểm soát đƣợc nguồn thực phẩm từ nơi thu hoạch cho đến khi vận chuyển về chợ

• Kiểm soát đƣợc quá trình bảo quản, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị tại chợ.

 Từ các chợ đầu mối, thực phẩm đƣợc phân phối đi đến các chợ lẻ, siêu thị, cơ sở chế biến thực phẩm… Hoặc các chợ cũng có thể liên kết với các Hội (chẳng hạn chợ đầu mối về trái cây có thể liên kết với Hiệp Hội trái cây) tạo điều kiện để có thể vận chuyển trái cây liên tỉnh và xuất khẩu sang nƣớc ngoài.

 Đây là một mô hình kín. Ở từng công đoạn, cùng với văn bản quy định của nhà nƣớc về điều kiện nuôi trồng, sử dụng hóa chất bảo quản, điều kiện chế biến…, thực phẩm sẽ đƣợc kiểm soát từ vùng nuôi cho đến khi về chợ đầu mối rồi từ đó đƣợc phân phối đi đến các siêu thị, cơ sở chế biến… Tất cả đều đƣợc quản lý, từng công đoạn một.

 Bên cạnh đó, có thể làm bao bì cho các sản phẩm thực phẩm, từ nguyên liệu cho đến sản phẩm đã chế biến, cung cấp mã số cho từng công đoạn một, từ đó có thể truy suất nguồn gốc nhiễm gây mất VSATTP, biết đƣợc mẻ hàng nhiễm, xử lý trách nhiệm đối với trƣờng hợp vi phạm, thu hồi các sản phẩm trên thị trƣờng, đồng thời công bố công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để ngƣời tiêu dùng biết.

 Từ việc bao bì cho các sản phẩm thực phẩm ta cũng có thể quản lý đƣợc nguồn thực phẩm ở các chợ nhỏ, sẽ dễ dàng cho ban quản lý chợ quản lý các thành viên tham gia buôn bán trong chợ, từ đó có hình thức xử lý nếu họ bán thực phẩm ko đạt vệ sinh ko rõ nguồn gốc. Muốn vậy đòi hỏi chính quyền địa phƣơng phải kiên quyết, cứng rắn trong xử phạt. Nếu vẫn có trƣờng hợp cố tình sai trái, thông báo cho khách hàng để họ biết.

GVHD: TS. Trần Bích Lam 67

TÀI LIU THAM KHO

1. Độc tố học và An toàn thực phẩm, Lê Ngọc Tú chủ biên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006.

2. Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật, TS Trần Văn Hai, Đại họa Cần Thơ.

3. Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Nguyễn Đức Lƣợng – Phạm Minh Tâm, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2005. 4. http://ctu.edu.vn 5. http://vietsciences.free.fr 6. http://www.thucphamsachantoan.com.vn 7. http://vbqppl.moj.gov.vn 8. http://www.nafiqaved.gov.vn 9. http://www.agroviet.gov.vn 10.http://www.mard.gov.vn

11.http://www.vfa.gov.vn (Cục an toàn vệ sinh thực phẩm)

12.http://www.cesti.gov.vn (Mạng thông tin khoa học và công nghệ Tp.HCM)

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)