V. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ AN TOÀN
1. Giáo dục ý thức ngƣời dân:
Đẩy mạnh công tác thông tin và giáo dục - truyền thông về VSATTP tại cộng đồng, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục tuyên truyền cho nhân dân thay đổi những phong tục tập quán lạc lậu, hƣớng dẫn và giải thích để họ hiểu biết đƣợc tác hại của các hóa chất và nêu ra những tác hại của chúng, nâng cao nếp sống vệ sinh, khoa học, phổ biến kiến thức về VSATTP, những kiến thức khoa học trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn.
Đối với ngƣời nông dân, hƣớng dẫn để họ biết rằng muốn thực phẩm của họ đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài thì họ phải sản xuất thực phẩm theo hƣớng an toàn, nêu rõ những hậu quả có thể xảy ra nếu trong sản phẩm của họ vƣợt quá mức hoặc sử dụng hóa chất độc hại ảnh hƣởng đến sức khỏe, từ đó dẫn đến hậu quả hàng sẽ bị trả lại.
Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho ngƣời sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; đƣa ra những con số cụ thể về ngộ độc, phát sóng những
GVHD: TS. Trần Bích Lam 52 chƣơng trình về sức khỏe, đƣa đến cho ngƣời dân những hiểu biết cụ thể về tác hại của các chất độc mà họ có thể ăn phải nếu họ không tuân theo những tiêu chuẩn về ATTP.
Xã hội hoá công tác giáo dục truyền thông VSATTP và phát triển đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền VSATTP tại cơ sở.
Giáo dục kiến thức về VSATTP trong học sinh, sinh viên; trong hệ thống nhà trƣờng từ mầm non đến đại học. Đƣa nội dung VSATTP vào chƣơng trình giáo dục của các bậc học.