–Những mặt được và tồn tại trong thực hiện kế hoạch kinhdoanh năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ (Trang 66)

- Hệ số lương lũy kế đạt 1

10 –Những mặt được và tồn tại trong thực hiện kế hoạch kinhdoanh năm

năm 2012

10.1.Mặt được

- Từng bước khẳng định vị trí của Chi nhánh, chiếm lĩnh thị trường và thị phần trên địa bàn.

- Đẩy mạnh việc huy động vốn theo hướng đa dạng sản phẩm, chú trọng sự ổn định của nguồn vốn. Triển khai các đợt huy động lớn như huy động TGTK có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, huy động tiết kiệm dự thưởng nhân dịp tết Quý Tỵ.

- Áp dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn, lãi suất cạnh tranh. - Thực hiện hoạt động an sinh xã hội, thông qua đó khơi tăng nguồn vốn của các tổ chức kinh tế.

- Thực hiện cơ chế khoán huy động nguồn vốn đến tập thể và cá nhân người lao động.

- Tích cực khai thác nguồn vốn nội tệ của các tổ chức kinh tế .

- Tăng trưởng dư nợ tín dụng theo hướng đầu tư có chọn lọc và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng, tăng cường cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn.

- Tích cực triển khai mở rộng dịch vụ thu ngoài tín dụng chú trọng về các nghiệp vụ thanh toán, thanh toán quỗc tế, mua bán ngoại tệ, phát triển thẻ

ATM, thẻ quốc tế, Pos, điểm chấp nhận thanh toán EDC.

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và kịp thời các công văn quy định về việc điều chỉnh lãi suất của NHNN.

- Tình hình thực hiện kế hoạch tài chính:

Chi nhánh đã tích cực khai thác tăng trưởng nguồn thu, tiết giảm các khoản chi phí, tạo nguồn lực tối đa về tài chính, trích lập rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành, đảm bảo có tích luỹ, tăng thu nhập cho người lao động.

10.2. Những tồn tại:

- Trình độ cán bộ còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ

- Công tác tín dụng: Chất lượng thẩm định còn hạn chế. Công tác kiểm tra sau không thường xuyên. Hồ sơ lưu trữ không khoa học. Dư nợ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

- Thanh toán quốc tế: Cần nâng cao hơn trình độ tác nghiệp, chủ động hơn trong việc đề xuất quản lý trạng thái ngoại tệ, tính thanh khoản nguồn vốn thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn. Cần tìm thêm khách hàng có hoạt động XNK về hoạt động tại chi nhánh.

- Kế toán Ngân quỹ: Còn lúng túng trong thực hiện cập nhật dữ liệu IPCAS, chậm triển khai ứng dụng công nghệ tin học phục vụ việc tách số liệu để thực hiện khoán tài chính của chi nhánh. Còn phát sinh sai sót trong thực hiện nghiệp vụ.

- HCNS: Còn lúng túng trong việc tham mưu cho ban lãnh đạo về tổ chức, nhân sự. Phân công công việc còn thiếu khoa học nên hiệu quả chưa cao (điều xe, điện, nước, vệ sinh chung chưa được quan tâm).

- KTKS nội bộ: Chưa chủ động kiểm tra giám sát các nghiệp vụ mới, Chưa chú trọng giám sát kết quả phúc tra, nên hiệu quả còn hạn chế.

- Phòng giao dịch: còn chưa chú trọng công tác tiếp cận khách hàng, còn bị động trong tiếp cận, thuyết phục khách hàng. Do vậy tăng trưởng nguồn

vốn thấp, chi phí đầu vào cao, tỷ lệ tiền gửi dân cư thấp không đảm bảo yêu cầu. Còn phát sinh sai sót trong thực hiện nghiệp vụ.

- Công tác tiếp thị quảng cáo: cần chủ động hơn trong việc đề xuất hình thức tiếp thị mới, đẩy mạnh hơn công tác chăm sóc khách hàng .

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI

NHÁNH TÂY ĐÔ1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng 1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

1.1 Chiến lược kinh doanh của Agribank Tây Đô đến năm 2015

Agribank Tây Đô cần phải hoạt động đa năng trong cơ chế thị trường hiện nay, nhất là trong môi trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Trước thách thức của nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hơn lúc nào hết, cần vạch ra chiến lược lâu dài và định hướng hoạt động trong giai đoạn tới, nhằm phát huy tốt những thành tựu đã đạt được và hạn chế từng bước những tồn tại, khó khăn để đưa hoạt động kinh doanh tăng trưởng vững vàng trong cơ chế mới.

Mặc dù có những khó khăn, thách thức trong hoạt động ngân hàng, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, ngân hàng quyết tâm thực hiện tốt một số mục tiêu chủ yếu sau:

* Tiếp tục huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân 100% năm, đặc biệt quan tâm đến huy động vốn trung và dài hạn tạo điều kiện tiền đề mở rộng đầu tư tín dụng trung và dài hạn và nâng cao an toàn thanh khoản, chủ động cân đối nguồn, nhất là cân đối ngoại tệ.

* Về công tác tín dụng: phấn đấu tăng mức dư nợ tín dụng lành mạnh hàng năm ít nhất là 80%. Hướng tập trung vào cho vay các doanh nghiệp nàh nước làm ăn hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp cổ phần hoá, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tín nhiệm và đủ điều kiện vay vốn, tìm kiếm những dự án có tính khả thi, hiệu quả cao, tạo tiền đề để nhanh chóng mở rộng tín dụng

bằng nhiều hình thức, nhưng phải đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thu hồi những khoản nợ quá hạn và lãi treo. Trong đó:

- Nợ quá hạn giảm xuống dưới 1% tổng dư nợ - Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào 0,3% tháng - Tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 25% tổng thu

- Ngoài ra còn có các mặt công tác khác như kiện toàn công tác tiền mặt ngân quỹ, nâng cao chất lượng thông tin, phòng ngừa rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, bồi dưỡng cán bộ, tiếp tục phát triển và đổi mới, hiện đại hoá công nghệ thông tin ngân hàng… nhằm tạo ra thế liên hoàn tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản đề ra.

1.2. Định hướng cụ thể trong hoạt động tín dụng:

- Dư nợ tăng trưởng 30 – 35% hàng năm

- Hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh của các khoản cho vay mới. - Tiếp tục chuyển nợ qúa hạn, cơ cấu lại nợ của các món vay cũ không có khả năng trả nợ để xử lý rủi ro.

- Giao khoán triệt để từng cán bộ tín dụng về dư nợ, thu lãi, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro.

- Tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư trung và dài hạn có tính khả thi cao, các dự án đồng tài trợ với các ngân hàng khác để tăng trưởng dư nợ, giảm thấp rủi ro, tìm kiếm các khách hàng làm ăn hiệu quả, vay vốn lớn thuộc các tổng công ty.

- Hạn chế việc cho vay các DN làm ăn kém hiệu quả.

- Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể kinhdoanh có hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay dể nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới.

- Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng trên các mặt thẩm địn, điều tra cho vay, kiến thức thị trường, quản lý đơn vị, phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Xử lý triệt để các món nợ quá hạn có tài sản thế chấp có thể phát mại để thu hồi vốn.

Để góp phần hoàn thành các mục tiêu cơ bản của ngân hàng trong những năm tới và góp phần mở rộng hoạt động tín dụng của Agribank Tây Đô. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trong kỳ thực tập vừa qua, viết chuyên đề này tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ (Trang 66)