Tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Agribank Tây Đô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ (Trang 46)

II. Hoạt động của chi nhánh Agribank Tây Đô 2.Tổ chức kinh doanh của Agribank Tây Đô:

4.Tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Agribank Tây Đô

doanh của Agribank Tây Đô

4.1 Chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương :

- Chính sách của Nhà nước : Agribank Việt Nam là NHTM NN, chiếm một lượng vốn lớn trong toàn bộ ngành NH và là công cụ để giữ cân bằng cho nền kinh tế về bình ổn lãi suất nên cần tuân thủ một cách tuyệt đối những qui định về lãi suất cũng như dự trữ do NH nhà nước đặt ra. Không giống như các NHTMCP có thể linh hoạt hơn trong việc áp dụng các chính sách về lãi suất, có thể điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động ở mức cạnh trạnh nhất. Tuy nhiên là một ngân hàng 100% vốn nhà nước không thể không nói rằng Agribank Việt Nam được hưởng lợi khá nhiều từ những chính sách ưu đãi. Agribank Việt Nam sẽ luôn có lợi thế hơn các ngân hàng khác trong việc là ngân hàng tiếp nhận vốn dự án do các tổ chức nước ngoài tài trợ hoặc thực hiện cho vay các dự án lớn theo quyết định của Chính phủ

- Chính sách của chính quyền địa phương : Huyện Từ Liêm là huyện nằm ở Trung tâm của Hà Nội mở rộng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trong những năm gần đây. Huyện đã có những chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đều được phát triển. Ngân hàng Agribank Việt Nam Tây Đô có mối quan hệ khá tốt với chính quyền địa phương.

4.2 Các lực lượng trong ngành

- Đối thủ cạnh tranh :

phía khối NHTM Cổ phần. Mặc dù tổng tài sản của các NHTMCP thấp hơn rất nhiều và mạng lưới chi nhánh cũng như phòng giao dịch không lớn bằng các NHTM NN.Tuy nhiên các NHTMCP thường có những chính sách nhạy bén hơn về thị trường, phát triển sản phẩm mới cũng như chính sách nguồn nhân lực và từ đó xóa bỏ đi lợi thế về qui mô sô với các NHTMNN.

Mặc dù là chi nhánh ngân hàng ra đời sau, với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ nhưng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế chung của khối NHTMNN đang mắc phải.

- Khách hàng :

Đối tượng khách hàng của Ngân hàng nói chung và của Agribank Việt Nam nói riêng khá rộng. Nếu phân loại theo tính chất : khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng doanh nghiệp của NH thường khá ổn định về cả tiền gửi và tín dụng trong khi khách hàng cá nhân thói quen sử dụng tiền mặt. Người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Sự việc gần đây cho thấy rõ sức ép từ khách hàng lên ngành ngân hàng đó là sự phản đối trong việc thu phí rút tiền từ ATM. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nếu như khách hàng không tin tưởng và sử dụng những dịch vụ như tiền gửi hay tiết kiệm thì rõ ràng sẽ là tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. Vì thế mà không thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.

- Sản phẩm thay thế :

Các sản phẩm chính của ngân hàng là tiết kiệm và tiền gửi đang chịu sức ép thay thế rất lớn từ những hoạt động đầu tư tài chính khác như vàng, ngoại tệ hay thị trường chứng khoán. Đặc biệt, thị trường chứng khoán đang ngày càng trở nên là một kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với chi phí thấp,

mặc dù rủi ro cao hơn. Ngoài ra nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư cũng đang đổ vào thị trường chứng khoán khá mạnh thay vì gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Đây là một thách thức lớn cho toàn ngành ngân hàng.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn :

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành NH đã có sự tham gia của những ngân hàng nước ngoài, hiện nay đã có 5 ngân hàng nước ngoài có chi nhánh và ngân hàng con tại Việt Nam, số văn phòng đại diện khoảng 14 ngân hàng. Trong tương lai không xa, số lượng NH nước ngoài sẽ tăng lên đáng kể và thực sự đây là một thách thức lớn cho ngành NH Việt Nam.Mặc dù trên địa bàn khu đô thị Mỹ Đình chưa có văn phòng hay chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài và Agribank Tây Đô được thừa hưởng nền móng thương hiệu vững chắc của Agribank Việt Nam nhưng không thể không quan tâm đến vấn đề này và cần có những kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để chuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh với những đối thủ lớn sau này.

4.3 Các tổ chức, hiệp hội ngành nghề :

- Agribank Tây Đô được thừa hưởng những quyền lợi trong việc Agribank Việt Nam tham gia vào các tổ chức và hiệp hội trong và ngoài nước

- Hiện nay Agribank Việt Nam có quan hệ đại lý với 944 ngân hàng trên thế giới. Là thành viên của tổ chức SWIFT từ năm 1997. SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế. Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng chứ không phải lợi nhuận. Tham gia vào tổ chức này các hoạt động thanh toán quốc tế được diễn ra thuận lợi, đơn giản, nhanh chóng và với chi phí thấp.

Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002

4.4 .Điều kiện địa lý, tự nhiên :

- Mỹ Đình là địa bàn có khá nhiều thuận lợi: Là trung tâm khu vực phát triển phía tây của nội đô Thủ Đô; khu vực dân cư đông đúc và đang phát triển di dân cơ học lớn, tốc độ đô thị hóa, thương mại hóa cao; kinh tế của khu vực phát triển một cách nhanh chóng và ngày càng sâu rộng. Đây sẽ là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho kinh doanh của Agribank Tây Đô để phát triển. Tuy nhiên, nằm trong khu vực này cũng đồng nghĩa với việc chi nhánh sẽ phải chịu áp lực lớn trong cạnh tranh từ các ngân hàng khác có mặt trong khu vực này

- Mặc dù là chi nhánh của một NHNNo nhưng do ở trong khu vực thành thị nên nhóm sản phẩm cho nông dân vay vốn là hạn chế và doanh thu từ hoạt động này chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng doanh thu của Agribank Tây Đô.

5.Hoạt động kinh doanh của Agribank Tây Đô + Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 ơ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu TH 31/12/201 0 TH 31/12/2011 KH năm 2011 So với 31/12/2010 So với KH +, - Tỷ lệ +, - Tỷ lệ A. Tổng nguồn vốn 1,922,347 1,634,431 1,770,120 -287,916 -15% - 135,68 9 -8%

I. Theo loại tiền 1,922,347 1,634,431 -287,916 -15% - -

1. Nội tệ 1,470,816 1,177,108 1,350,000 -293,708 -20% - - 172,89 2 -13% 2. Ngoại tệ 451,531 457,323 420,120 5,792 1% 37,203 9%

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ (Trang 46)