II. Hoạt động của chi nhánh Agribank Tây Đô 2.Tổ chức kinh doanh của Agribank Tây Đô:
3. Thị trường và chính sách thị trường của Agribank Tây Đô 1 Khu vực thị trường và nhóm khách hàng chính
3.1. Khu vực thị trường và nhóm khách hàng chính
3.1.1.Khu vực thị trường.
Agribank Tây Đô có trụ sở chính tại Lô 2B- XIII- Khu Mỹ Đình I – Từ Liêm – Hà Nội. Huyện Từ Liêm nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội mở rộng, có 15 xã và 01 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 75,32 km2 và dân số 371.247 người, có hơn 4.000 doanh nghiệp và gần 8.500 hộ kinh doanh. Những năm gần đây, Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án trọng điểm của Trung ương và Thành phố được triển khai xây dựng trên địa bàn huyện đã góp phần đưa huyện ngày càng đổi mới và phát triển. Do đó
Agribank Tây Đô đã coi đây là thị trường chủ yếu của mình. Có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng với mật độ doanh nghiệp có trên địa bàn lớn, nhiều khu chung cư cao cấp như The Garden, The Mannor, Keangnam cùng với các siêu thị và khu mua sắm lớn, tốc độ mở rộng cao và ngày càng thu hút các chủ đầu tư cũng như dân cư. Khai thác triệt để khu vực thị trường này có thể đem lại một hiệu quả ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên cần nhận thấy áp lực cạnh tranh trong môi trường này là không hề nhỏ. Trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều ngân hàng thương mại hoạt động như Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, Ngân hàng công thương Việt Nam – Chi nhánh Cầu Diễn, Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh Mỹ Đình, Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội. Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và một số PGD của các NHTM cổ phần khác tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng. Vì vậy Agribank Tây Đô đã chủ động mở rộng thị trường không chỉ ở khu vực Mỹ Đình mà còn ở quận Cầu Giấy với 2 phòng giao dịch và sắp tới sẽ có thêm 1 phòng giao dịch được mở ở khu vực Hà Đông nơi cửa ngõ thủ đô, mới được sát nhập vào thành phố Hà Nội hứa hẹn sẽ là một thị trường hấp dẫn mới cho chi nhánh.
3.1.2 . Nhóm khách hàng chính
Theo kết quả khảo sát năm 2009 của chi nhánh số lượng khách hàng cá nhân hiện có của chi nhánh là 5.334 người trong đó : lao động hưởng lương từ các doanh nghiệp là 4.394 người, số lượng sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ là 768 người và đối tượng khác là 172 người. Số lượng khách hàng là doanh nghiệp hiện có của chi nhánh là 1.837 trong đó 1.487 hộ gia đình, 82 doanh nghiệp nhà nước, 126 công ty cổ phần, 112 công ty TNHH, 13 công ty tư nhân, 8 công ty hợp danh, 9 tổ chức khác. Do đó, đối tượng khách
hàng chính được xác định là: hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động hưởng lương từ các doanh nghiệp.
3.2. Tổ chức hệ thống kênh phân phối:
3.2.1. Các cấp kênh phân phối
- Agribank Tây Đô hiện là chi nhánh cấp I với 01 hội sở chính và 4 phòng giao dịch :
Phòng giao dịch số 1 tại Nhà D, Khu đô thị Mỹ Đình, Huyện Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
Phòng giao dịch số 2 tại Số 5 Đường Phạm Hùng, Huyện Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
Phòng giao dịch số 3 tại Số 8 Phan văn Trường, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Phòng giao dịch số 5 tại Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. - Agribank Tây Đô quản lí 6 cây ATM,để thực hiện giao dịch với với chức năng rút tiền và chuyển khoản
- E- banking , giao dịch trực tuyến qua internet và mạng điện thoại cũng là một hình thức giao dịch khác Agribank Tây Đô
3.2.2. Kiểm soát các kênh
Hiện tại chi nhánh đang sử dụng phần mềm core-banking. Về đặc điểm, core banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin (core banking)… Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian hoạt động, hay có thể nói Core Banking là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất cứ nơi đâu, hay lúc nào.
từ các phòng giao dịch để có thể kiểm soát được hoạt động của chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, sau mỗi ngày làm việc, các chi nhánh đều phải khóa sổ và báo cáo lên hội sở chính. Điều này giúp cho chi nhánh có thể điều chỉnh ngay nếu như các số liệu từ các phòng giao dịch không cân đối với hội sở chính