Một enquête (survey) tìm hiểu hứng thú học tập 4 1-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên trong trường đại học (Trang 41)

Hứng thú môn học giúp cho con người vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học. Tuy nhiên, hứng thú học tập có nhiều mức độ khác nhau. Hai người cùng thích môn toán nhưng thành tích học bộ môn này có thể khác nhau, Sự khác nhau ấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Sau đây là một phép đo về hứng thú học tập. Cách làm như sau :

Cho các em lần lượt đọc 48 câu hỏi đã được đánh số cố định. Nếu câu ấy đúng với mình, em ghi số 1 ngay cuối câu hỏi, nếu không đúng với mình thì ghi

số 0.

Ta bắt đầu làm:

1. Em có thích giờ học vật lý không ?

2. Em có hào hứng trong giờ học toán không ? 3. Em có vui vẻ chờ đón giờ hoá học không?

4. Em có thích đọc các thí nghiệm các quan sát trên động vật không? 5. Em có say mê đọc các tác phẩm văn học thế giới không ?

6. Em có thích giờ học lịch sử không ?

7. Em có thấy thú vị khi đọc về nền kinh tế và tổ chức quốc gia của nhiều nước khác nhau trên thế giới hay không ?

8. Em thấy giờ học kỹ thuật có sức hấp dẫn không ?

9. Em có thích tìm đọc sách báo phổ biến khoa học, trong đó có những thành tựu mới về vật lý học không ?

10. Em có thích thú đọc sách báo với nội dung toán học không ?

11. Em có say mê tìm hiểu những thành tựu mới trong lĩnh vực hoá học hay không ?

12. Em có thích nghiên cứu sinh vật học không ?

13. Em có hào hứng đọc các bài báo bình luận, phê bình văn học không ? 14. Em có bị hấp dẫn bởi các sách nói về sự kiện lịch sử không ?

15. Em có thú vui tìm hiểu và sưu tầm các phát kiến địa lý không ?

16. Em có say mê và luôn luôn muốn làm quen với các thiết bị máy móc không ?

17. Em có hăng say đi vào lý thuyết về hiện tượng vật lý không ? 18. Em có bị lôi cuốn vào việc giải các bài toán phức tạp không ?

19. Em có thích thú khi làm các thí nghiệm hoá học hoặc quan sát các phản ứng hoá học không ?

20. Em có thích quan sát động vật, thực vật không ? 21. Em có thích viết truyện và làm thơ không ?

22. Em có hào hứng tham gia nhóm ngoại khoá về lịch sử, sưu tầm các tài liệu lịch sử không ?

23. Em có thích nghiên cứu thiên nhiên ở vùng mình đang sống không ?

24. Em có thích sửa chữa xe máy, máy khâu, đồng hồ... không ? 25. Em có thích tham gia nhóm ngoại khoá vật lý không ?

26. Em có thích tham gia nhóm ngoại khoá toán không ?

27. Em có thích chuẩn bị các dung dịch, các hoá chất và tiến hành các thí nghiệm hoá học không ?

28. Em có thích tham gia nhóm ngoại khoá sinh vật không ?

29. Em có thích dùng các sổ tay vãn học, tài liệu vãn học không ? 30. Em có thú vị nghe các báo cáo về các đề tài lịch sử không ? 31. Em có hào hứng tham gia khảo sát địa lý không ?

32. Em có say mê làm mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuỷ ... không ? 33. Em có thích dự thi sinh viên giỏi môn vật lý không ?

34. Em có hào hứng dự thi sinh viên giỏi môn toán không ? 35. Em có say mê giải những bài tập hoá học không ?

36. Em có thấy các thí nghiệm trên động vật là hấp dẫn không ? 37. Em có thích thú được nghe bàn về văn học không ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38. Em có thích theo dõi, tìm hiểu những truyền thống của đất nước không?

39. Em có thú vui vẽ bản đồ và sưu tầm tài liệu địa lý không ?

40. Em có thích vẽ kỹ thuật, tham gia xây dựng các sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật không?

41. Em có ham thích các thí nghiệm vật lý không ?

42. Em có thích làm những việc đòi hỏi các tri thức toán học không ?

43. Em có thích giúp thầy giáo tiến hành các thí nghiệm hoá học không ? 44. Em có thích tìm hiểu hoạt động của các nhà sinh vật học có tên tuổi không ?

45. Em có thấy thú vị khi tìm hiểu nguồn gốc các từ và sự kết hợp từ không?

46. Em có thích nghiên cứu những biến cố lịch sử của các nước không ? 47. Em có thích nghiên cứu địa lí các nước không ?

48. Em có thích được thực hiện những đề án thiết kế, chế tạo máy không ? Sau khi đọc xong 48 câu hòi này và đã cho điểm 1 hoặc 0 vào cuối các câu hỏi, các em hãy vẽ bảng đơn giản sau :

M ôn \ ậtlí T oán H oá học s inh học V ăn học L ịch sử E Ịa ỉí ] ĩ thuật Đ iểm

Bây giờ, chúng ta xử lý những số liệu đã có :

- Cộng điểm ở câu 1, 9, 17, 25, 33, 41 : được bao nhiêu điền vào ô bổ trống ở cột vật lí ở bảng trên;

- Cộng điểm ở câu 2, 10, 18, 26, 34, 42, rồi điền vào cột toán. - Cộng điểm ở câu 3, 11, 19, 27, 35, 43, điền vào cột hoá học. - Cộng điểm ở câu 4, 12, 20, 28, 36, 44, điền vào cột sinh học. - Cộng điểm ở câu 5, 13, 21, 29, 37, 45, điền vào cột vãn học. - Cộng điểm ở câu 6, 14, 22, 30, 38, 46, điền vào cột lịch sử. - Cộng điểm ở câu 7, 15, 23, 31, 39, 47, điền vào cột địa lí. - Cộng điểm ở câu 8, 16, 24, 32, 40, 48, điền vào cột kĩ thuật.

Làm xong việc này, ta có một bảng số đơn giản. Những con số ứng với tưng môn học, nói lên mức độ hứng thú học các môn học: số càng lớn thì hứng thú càng sâu sắc, càng mở rộng. ít ra, bảng trên cũng giúp ta kiểm Ưa mức độ

hứng thú đoi với 8 môn học ừong nhà trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên trong trường đại học (Trang 41)