Khái niệm về hướng nghiệp 29-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên trong trường đại học (Trang 29)

Với những người chưa tham gia lao động nghề nghiệp, đang trong giai đoạn lựa chọn nghề thì việc giám định lao động với họ được gọi là hướng

nghiệp. Nhìn chung, công tác hướng nghiệp trong nhà trường (tức là hướng

nghiệp cho thanh, thiếu niên đang học tập, chưa đi vào một nghề nhất định),

những tác động về tâm ỉỷ, giáo dục và y học đối với một người cụ thể, nhằm giúp họ có cơ sở lý giải trong việc ỉựa chọn cho mình một nghề nào đó. Nói cách khác, đó là công việc giúp đỡ con người chọn nghề một cách họp lý.

Công tác hướng nghiệp gồm ba bộ phận cấu thành, được nhà tâm lý học Xô viết K.K. Platonov khái quát bàng “Tam giác hướng nghiệp”. Dưới đây là hình tam giác đó.

Hình 2. Tam giác hướng nghiệp

Hình tam giác ABC trên đây biểu thị một khối lượng tri thức cần cho công tác hướng nghiệp.

- Cạnh AB biểu thị những tri thức về thế giới nghề nghiệp và những yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động.

- Canh AC là những tri thức về thị trường lao động (những lĩnh vực lao động đang cần nhân lực bổ sung và yêu cầu về từng nguồn nhân lực v.v...).

- Canh BC là lĩnh vực hiểu biết về đặc điểm nhân cách của người cụ thể (đặc điểm của quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ; đặc điểm của tính cách và khí chất v.v...).

Căn cứ vào thị trường lao động hàng năm và vào những yêu cầu của từng nghề, các chuyên gia hướng nghiệp giúp cho thanh thiếu niên thấy được những hướng cần thiết trong việc chọn nghề tương lai: Lĩnh vực lao động nào đang cần tuyển chọn người; đi vào nghề của lũih vực đó thì con người phải đáp ứng những yêu cầu nào của lĩnh vực lao động nghề nghiệp đó đặt ra v.v...Công việc

này gọi là định hướng nghề,

Căn cứ vào sự phát triển của thị trường lao động, vào những năng lực thể chất cũng như năng lực tinh thần của từng con người, người ta quyết định nhận

người này vào nghề này, những người khác vào nghề kia. Đó là khâu tuyển chọn

nghề.

Căn cứ vào năng lực cụ thể, dựa trên nghiên cứu, đo đạc những phẩm chất nhân cách của con người và vào những yêu cầu của từng nghề, người ta đưa ra

những lời khuyên chọn nghề. Công việc đó gọi là tư vấn nghề.

Qua sơ đồ “Tam giác hướng nghiệp”, chúng ta thấy được tư vấn nghề trong hệ thống hướng nghiệp và hiểu được thực chất của tư vấn nghề là gì để có thể từ đó định ra cách xây dựng phòng tư vấn nghề.

1.2.2. Những công việc cơ bản của tư vấn nghể

1.2.2.1. Chuẩn bị những tư liệu cần thiết cho việc tư vấn nghề

Việc cần thiết đầu tiên là phải chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho tư vấn nghề. Đó là những sách báo, tài liệu phim ảnh v.v... mang tải những thông tin về hệ thống nghề đang cần tuyển chọn lao động. Những tư liệu cơ bản nhất phải có là:

a) Những sách và tài liệu giới thiệu về những nghề cụ thể;

b) Những tài liệu giới thiệu về các trường đào tạo nghề (từ sơ cấp đến đại học);

c) Những bản mô tả nghề.

Bản mô tả nghề (Professiogramme) thường là những thông tin ngắn gọn về một nghề nào đó như:

- Tên nghề và những chuyên môn trong nghề;

- Yêu cầu về trình độ đối với người muốn theo học nghề: nghề đòi hỏi phải có những tri thức vững vàng về các môn học nào, trình độ đầu vào của tri thức đó (sơ cấp, trung cấp hay ưên nữa), những kỹ năng hiện có v.v..

- Những đặc điểm cơ bản của nghề (đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động);

- Chế độ làm việc trong nghề (các mức lương và phụ cấp, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội v.v...);

- Những chống chỉ định về y tế.

- Điều kiện và chế độ, chính sách để đảm bảo sự thăng tiến nghề nghiệp; - Những cơ sở đào tạo nghề ở địa phương và trong nước;

- Những nơi có thể tiếp nhận sau khi tốt nghiệp khoá học nghề.

d) Những công cụ để đo đạc trình độ người xin học nghề hoặc xin vào

nghề. Công cụ chủ yếu hiện thường dùng là những trắc nghiệm (Test). Bộ trắc nghiệm trong một phòng tư vấn nghề có thể bao gồm hàng trăm test về trí tưởng tượng, về tư duy và trí nhớ, về nhận thức và học vấn.

Để mô tả sơ bộ những việc kể trên, ta đi vào một thí dụ về tư vấn cho một thanh niên muốn học nghề lái xe.

Trong bản mô tả nghề nghiệp, với nghề lái xe, người ta có một số thông tin, tổng họp lại thành mấy yêu cầu cơ bản mà nghề lái xe đặt ra trước người lao động:

- Không mù màu đỏ

- Phản ứng vận động chân, tay phải rất nhanh;

- Lao động nhiều giờ ở tư thế ngồi mà không mệt mỏi;

- Không được đãng trí, thiếu tập trung ý thức vào công việc; - Không mắc những bệnh như cao huyết áp, tim mạch, đau lưng;

- Thích ứng nhanh với những nơi ở mới; - Trí nhớ địa hình tốt;

Với những yêu cầu trên của nghề, nhà tư vấn phải dùng test và một số phương pháp để đo sự phù họp nghề của anh thanh niên này.

Trước hết, để kỉểm tra xem người này có bị mù màu đỏ hay không, ta dùng test đo sắc giác. Chỉ cần đọc xong một số bảng màu, ta sẽ biết họ có mắc chứng Dalton hay không (túc là chứng mù màu đỏ, lẫn lộn màu xanh với màu đỏ).

Tiếp theo là đo thời gian tiềm tàng của phản ứng (temps de latence) - đó là thời gian bắt đầu có phản ứng tính từ khi xuất hiện kích thích.

Ví dụ: Giả sử có một chiếc xe đang bon trên đường thì bất thình lình có một người nhảy ra giữa đường vẫy xe. Trong trường hợp này, ông Velicanov, một kỹ sư người Nga, cho ràng giữa ôtô với người vẫy xe có một mối “quan hệ nguy hiểm” được mô tả ở hình vẽ sau:

Hình 3. Môi quan hệ nguy hiểm giữa người lái xe với người đứng ở lòng đường

a: Khoảng cách từ mắt người lái xe đén mũi xe. Khoảng cách này có số đo không đổi (a: const)

S|I Quãng đường xe chạy khi người lái xe ữông thấy người đứng ở lòng đường nhưng chưa có tác động hãm phanh.

s 2: Quãng đường xe chạy tiếp do quán tính mặc dù đã hãm phanh.

b: Khoảng cách từ chiếc xe ôtô đã dừng hoàn toàn tới người đi bộ. Trường hợp cụ thể, bao giờ b cũng là một độ dài nào đó, tức là độ dài không đổi (b: const).

Ta thấy rằng, nếu b > 0 thi không xảy ra tai nạn

b < 0 thì người đứng ở lòng đường bị chết hoặc bị thương

Độ dài b là bao nhiêu tuỳ thuộc hai yếu tố:

- Người lái xe phản ứng nhanh thì quãng đường Si sẽ ngắn. Càng phản ứng chậm thì độ dài Si càng lớn.

- Quãng đường S2dài hay ngắn tuỳ thuộc vào phanh xe. Phanh ăn thì s 2 sẽ

ngắn.

v ề phương diện giám định lao động, người ta nhất thiết phải dùng test để

đo thời gian tiềm tàng của phản ứng ở người lái xe.

1.2.2.2. Xác định miền chọn nghề tối ưu

Trong công tác tư vấn nghề, chuyên gia tư vấn phải quan tâm tới ba nguyên tắc chọn nghề:

a) Chọn những nghề phù hợp với hứng thú; b) Chọn những nghề phù họp với năng lực; c) Chọn những nghề đang cần nhân lực.

Hứng thú là yếu tố động lực trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, có hứng thú nhưng lại thiếu những năng lực cần thiết thì trong nhiều trường hợp phải điều chỉnh lại việc chọn nghề. Song, trong thực tế, do hứng thú mạnh mẽ,

có người đã quyết tâm để phát triển những năng lực lao động vốn là điểm yếu của họ.

Với hứng thú hoạt động, con người sẽ làm cho công việc mà mình đảm nhiệm trở nên hào hứng, sôi nổi và đó là điều kiện hết sức cơ bản để lao động trở nên sáng tạo.

Năng lực không phải là cái có sẵn, mà là cái được hình thành và được xây dựng. Do vậy, trong tư vấn, chuyên gia phải có sự nhìn nhận sâu vào những triển vọng phát triển của người chọn nghề, có sự chẩn đoán vào sự phát triển năng lực của họ.

Còn về nhu cầu lao động của các lĩnh vực nghề nghiệp, cần coi đây là một thông số không kém phần quan trọng. Nếu chọn những nghề không cần bổ sung thêm nhân lực, hoặc sản phẩm của nghề đó không còn được thị trường chấp nhận thì chắc chắn là kết quả sẽ không như mong muốn.

Từ ba nguyên tắc chọn nghề trên, ta thấy việc chọn nghề hội tụ đủ ba yếu tố, tức là giữ đúng ba nguyên tắc lựa chọn thì sẽ đảm bảo được sự chuẩn xác cần thiết.

Hình 4. Miền chọn nghề tôi ưu

A : Những nghề phù hợp với hứng thú

B : Những nghề phù hợp với năng lực

c : Những nghề đang và sẽ cần nhân lực

■ : Miền chọn nghề tối ưu

1.2.2.3. Xác định công thức nghề phù hợp

Trên thế giới có hàng ngàn nghề và hàng vạn chuyên môn trong những nghề đó. Song, dù các nghề có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng có thể được mô tả theo bốn dấu hiệu cơ bản sau đây:

- Đối tượng lao động; - Mục đích lao động; - Công cụ lao động; - Điều kiện lao động.

a) Đối tượng lao động

Đối tượng lao động là những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định con người phải vận dụng và tác động vào chúng. Ví dụ, đối tượng lao động của người làm vườn là những cây trồng, những điều kiện sinh sống và phát triển của

chúng (đất đai, khí hậu V.V..Ạ Những thuộc tính của cây trồng và môi trường

phát triển của chúng rất đa dạng và phức tạp.

b) Mục đích lao động

Mục đích ỉao động là kết quả làm việc trong nghề mà xã hội đòi hỏi, trông đợi ở người lao động. Mục đích lao động thể hiện ở sự trả lời câu hỏi “làm gì ?”. Ví dụ, mục đích lao động của người thợ cơ khí là làm ra các công cụ kỹ thuật, của người thầy thuốc là làm cho con bệnh trở thành người khoẻ mạnh.

Công cụ lao động không chỉ là những đụng cụ gia công mà còn cả những phương tiện làm gia tăng năng lực nhận thức của người về những đặc điểm của đối tượng lao động, đồng thời, làm tăng sự tác động của người tới đối tượng. Những dụng cụ đo lường, những máy móc biến đổi năng lượng, xử lý thông tin cùng những quy tắc, phương thức giải quyết các nhiệm vụ thực hành và lý luận đều được coi ỉà công cụ lao động.

d) Điều kiện lao động

Điều kiện lao động ở đây là những đặc điểm của môi trường mà trong đó lao động nghề nghiệp được tiến hành.

Từ bốn dấu hiệu cơ bản trên đây, người ta xây dựng các công thức nghề.

KIỂU NGHÈ

Căn cứ vào đối tượng lao động, người ta chia các nghề thành năm kiểu: - Nghề “Nguời tiếp xúc với thiên nhiên” (trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ và

trồng rừng V.V..Ạ Kiểu nghề này được ký hiệu là Ki.

- Nghề “Người tiếp xúc với kỹ thuật” (kỹ thuật tiện, nguội, phay, hàn, lắp ráp ôtô, xe máy v . v . K i ể u nghề này được kí hiệu là K2.

- Nghề “Người tiếp xúc với người” (bán hàng, dạy học, chữa bệnh, tiếp thị

v.v.. Kiểu nghề này được kí hiệu là K3.

- Nghề “Người tiếp xúc với nghệ thuật “ (soạn nhạc, viết vãn, làm thơ,

trang ưí nhà, làm đồ trang sức, múa v.v.. .)• Kiểu nghề này được kí hiệu là K4.

- Nghề “Người tiếp xúc với các dấu hiệu” (sắp chữ in, tốc ký, chế bản vi tính, hoạ đồ kỹ thuật v.v...)• Kiểu nghề này được kí hiệu là K5.

DẠNG NGHÈ

Căn cứ vào mục đích lao động, người ta chia các nghề thành ba DẠNG: - Nghề có mục đích nhận thức đối tượng (thanh tra chuyên môn, kiểm

toán, xử án, điều tra xã hội v.v.. Dạng nghề này được kí hiệu ỉà Dj.

- Nghề có mục đích biến đổi đối tượng (dạy học, chữa bệnh, sản xuất

dụng cụ, chế biến thức ăn v.v.. Dạng nghề này được kí hiệu là D2.

- Nghề có mục đích tìm tòi, khám phá, phát hiện đối tượng (nghiên cứu

khoa học, sáng tác văn học, tạo giống mới, tạo mốt thời trang v.v.. Dạng nghề

này được kí hiệu là D3.

LOẠI NGHÈ

Căn cứ vào công cụ lao động, người ta chia các nghề thành bốn LOẠI:

- Nghề lao động chân tay (khuân vác, quét rác, lắp đặt ống nước V.V..Ạ

Loại nghề này được kí hiệu là Lj.

- Nghề lao động sử dụng các máy (may mặc, lái xe, đóng bàn ghế, chế tạo

các sản phẩm công nghiệp v.v.. Loại nghề này được kí hiệu là L2.

- Nghề sử dụng kỹ thuật điểu khiển, các máy tự động (sản xuất theo chương trình máy tính, thao tác hệ thống điều khiển và thao tác viên trong hệ

thống năng lượng v.v.. Loại nghề này được kí hiệu là L3.

- Nghề sử dụng những công cụ đặc biệt (ngôn ngữ nói và viết, ngôn ngữ động tác, nghiên cứu lý luận, nhạc công V.V..Ạ Loại nghề này được kí hiệu là

NHÓM NGHÈ

Căn cứ vào điều kiện lao động, người ta chia các nghề thành bốn NHÓM: - Nghề được tiến hành trong môi trường đạo đức là chủ yếu (xử án, giáo dục, quản lý tội phạm, cải tạo con người v.v...). Nhóm nghề này được kí hiệu là

- Nghề được tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường (kế toán, thủ quỹ, may mặc, sửa chữa dụng cụ, máy móc, chụp ảnh v.v...). Nhóm nghề này được kí hiệu là N2.

- Nghề được tiến hành trong không gian khoáng đạt (chăn nuôi các súc vật trên đồng cỏ, trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá, nuôi ong v.v...). Nhóm nghề này được kí hiệu là N3.

- Nghề được tiến hành trong môi trường đặc biệt (đu hành vũ trụ, lái máy bay thí nghiệm, làm việc dưới lòng đất như thợ mỏ, xây dựng công trình ngầm

dưới đáy biển v.v...). Nhóm nghề này được kí hiệu là N4.

Việc phân chia các nghề theo các dấu hiệu trên đây chỉ có độ chính xác tương đối. Có những nghề rất khó dứt khoát xếp vào kiểu nào, dạng nào, nhóm nào, loại nào. Trong những trường hợp ấy, nhà tư vấn cần rất linh hoạt khi đưa ra lời khuyên chọn nghề.

Người ta ghép bốn dấu hiệu của nghề định chọn lại. Sự ghép Kiểu - Dạng - Loại - Nhóm của một nghề lại sẽ cho ta công thức của nghề.

Vỉ dự. Nghề dạy học có công thức là K3D2L4N1

Nghề dệt vải có công thức là K2D2L2N2

Ghi chú:

- Có nhiều nghề cùng chung công thức nghề. Do vậy, nếu chọn nghề không đạt đúng nguyện vọng, ta có thể tư vấn để họ chọn nghề khác cùng công thức.

- Có những nghề có chung ba trong bốn dấu hiệu. Người ta có thể chuyển từ nghề A sang nghề B mà không có khó khăn nhiều.

- Đối với những nghề khác nhau hoàn toàn về công thức thì không nên tư vấn chuyển từ nghề này sang nghề khác.

Hình 5: Xác định công thức của nghề phù hợp Lời khuyên chọn nghề Công thức của nghề phù hợp K1D2L2N3

1.2.3. Một SỐ phương pháp cụ thể dung để đo đạc những phẩm chất tâm

lý với mục đích tư vâh nghề

Sau đây chúng ta đi vào vài cách đo để có khái niệm về những phương pháp cụ thể mà người ta thường dùng

1.2.3.1. Hứng thú và cách đánh giá hứng thú

Hứng thú là một động lực thúc đẩy con người hăng say hoạt động. Trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên trong trường đại học (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)