Trên thế giới có hàng ngàn nghề và hàng vạn chuyên môn trong những nghề đó. Song, dù các nghề có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng có thể được mô tả theo bốn dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Đối tượng lao động; - Mục đích lao động; - Công cụ lao động; - Điều kiện lao động.
a) Đối tượng lao động
Đối tượng lao động là những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định con người phải vận dụng và tác động vào chúng. Ví dụ, đối tượng lao động của người làm vườn là những cây trồng, những điều kiện sinh sống và phát triển của
chúng (đất đai, khí hậu V.V..Ạ Những thuộc tính của cây trồng và môi trường
phát triển của chúng rất đa dạng và phức tạp.
b) Mục đích lao động
Mục đích ỉao động là kết quả làm việc trong nghề mà xã hội đòi hỏi, trông đợi ở người lao động. Mục đích lao động thể hiện ở sự trả lời câu hỏi “làm gì ?”. Ví dụ, mục đích lao động của người thợ cơ khí là làm ra các công cụ kỹ thuật, của người thầy thuốc là làm cho con bệnh trở thành người khoẻ mạnh.
Công cụ lao động không chỉ là những đụng cụ gia công mà còn cả những phương tiện làm gia tăng năng lực nhận thức của người về những đặc điểm của đối tượng lao động, đồng thời, làm tăng sự tác động của người tới đối tượng. Những dụng cụ đo lường, những máy móc biến đổi năng lượng, xử lý thông tin cùng những quy tắc, phương thức giải quyết các nhiệm vụ thực hành và lý luận đều được coi ỉà công cụ lao động.
d) Điều kiện lao động
Điều kiện lao động ở đây là những đặc điểm của môi trường mà trong đó lao động nghề nghiệp được tiến hành.
Từ bốn dấu hiệu cơ bản trên đây, người ta xây dựng các công thức nghề.
KIỂU NGHÈ
Căn cứ vào đối tượng lao động, người ta chia các nghề thành năm kiểu: - Nghề “Nguời tiếp xúc với thiên nhiên” (trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ và
trồng rừng V.V..Ạ Kiểu nghề này được ký hiệu là Ki.
- Nghề “Người tiếp xúc với kỹ thuật” (kỹ thuật tiện, nguội, phay, hàn, lắp ráp ôtô, xe máy v . v . K i ể u nghề này được kí hiệu là K2.
- Nghề “Người tiếp xúc với người” (bán hàng, dạy học, chữa bệnh, tiếp thị
v.v.. Kiểu nghề này được kí hiệu là K3.
- Nghề “Người tiếp xúc với nghệ thuật “ (soạn nhạc, viết vãn, làm thơ,
trang ưí nhà, làm đồ trang sức, múa v.v.. .)• Kiểu nghề này được kí hiệu là K4.
- Nghề “Người tiếp xúc với các dấu hiệu” (sắp chữ in, tốc ký, chế bản vi tính, hoạ đồ kỹ thuật v.v...)• Kiểu nghề này được kí hiệu là K5.
DẠNG NGHÈ
Căn cứ vào mục đích lao động, người ta chia các nghề thành ba DẠNG: - Nghề có mục đích nhận thức đối tượng (thanh tra chuyên môn, kiểm
toán, xử án, điều tra xã hội v.v.. Dạng nghề này được kí hiệu ỉà Dj.
- Nghề có mục đích biến đổi đối tượng (dạy học, chữa bệnh, sản xuất
dụng cụ, chế biến thức ăn v.v.. Dạng nghề này được kí hiệu là D2.
- Nghề có mục đích tìm tòi, khám phá, phát hiện đối tượng (nghiên cứu
khoa học, sáng tác văn học, tạo giống mới, tạo mốt thời trang v.v.. Dạng nghề
này được kí hiệu là D3.
LOẠI NGHÈ
Căn cứ vào công cụ lao động, người ta chia các nghề thành bốn LOẠI:
- Nghề lao động chân tay (khuân vác, quét rác, lắp đặt ống nước V.V..Ạ
Loại nghề này được kí hiệu là Lj.
- Nghề lao động sử dụng các máy (may mặc, lái xe, đóng bàn ghế, chế tạo
các sản phẩm công nghiệp v.v.. Loại nghề này được kí hiệu là L2.
- Nghề sử dụng kỹ thuật điểu khiển, các máy tự động (sản xuất theo chương trình máy tính, thao tác hệ thống điều khiển và thao tác viên trong hệ
thống năng lượng v.v.. Loại nghề này được kí hiệu là L3.
- Nghề sử dụng những công cụ đặc biệt (ngôn ngữ nói và viết, ngôn ngữ động tác, nghiên cứu lý luận, nhạc công V.V..Ạ Loại nghề này được kí hiệu là
NHÓM NGHÈ
Căn cứ vào điều kiện lao động, người ta chia các nghề thành bốn NHÓM: - Nghề được tiến hành trong môi trường đạo đức là chủ yếu (xử án, giáo dục, quản lý tội phạm, cải tạo con người v.v...). Nhóm nghề này được kí hiệu là
- Nghề được tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường (kế toán, thủ quỹ, may mặc, sửa chữa dụng cụ, máy móc, chụp ảnh v.v...). Nhóm nghề này được kí hiệu là N2.
- Nghề được tiến hành trong không gian khoáng đạt (chăn nuôi các súc vật trên đồng cỏ, trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá, nuôi ong v.v...). Nhóm nghề này được kí hiệu là N3.
- Nghề được tiến hành trong môi trường đặc biệt (đu hành vũ trụ, lái máy bay thí nghiệm, làm việc dưới lòng đất như thợ mỏ, xây dựng công trình ngầm
dưới đáy biển v.v...). Nhóm nghề này được kí hiệu là N4.
Việc phân chia các nghề theo các dấu hiệu trên đây chỉ có độ chính xác tương đối. Có những nghề rất khó dứt khoát xếp vào kiểu nào, dạng nào, nhóm nào, loại nào. Trong những trường hợp ấy, nhà tư vấn cần rất linh hoạt khi đưa ra lời khuyên chọn nghề.
Người ta ghép bốn dấu hiệu của nghề định chọn lại. Sự ghép Kiểu - Dạng - Loại - Nhóm của một nghề lại sẽ cho ta công thức của nghề.
Vỉ dự. Nghề dạy học có công thức là K3D2L4N1
Nghề dệt vải có công thức là K2D2L2N2
Ghi chú:
- Có nhiều nghề cùng chung công thức nghề. Do vậy, nếu chọn nghề không đạt đúng nguyện vọng, ta có thể tư vấn để họ chọn nghề khác cùng công thức.
- Có những nghề có chung ba trong bốn dấu hiệu. Người ta có thể chuyển từ nghề A sang nghề B mà không có khó khăn nhiều.
- Đối với những nghề khác nhau hoàn toàn về công thức thì không nên tư vấn chuyển từ nghề này sang nghề khác.
Hình 5: Xác định công thức của nghề phù hợp Lời khuyên chọn nghề Công thức của nghề phù hợp K1D2L2N3