Qua sơ đồ về giám định lao động, ta có thể nói rằng, sự tương ứng giữa
những yêu cầu của nghề đặt ra cho người ỉao động với những đặc điểm tâm - sinh lý của người đó nói lên sự phù hợp nghề của họ. Nói cách khác, sự phù hợp thể hiện ở chỗ, khi làm việc trong nghề, con người thấy mình “hoà hợp”, đáp ứng được những đòi hỏi của nghề nhờ vào những phẩm chất tâm lý và sinh lý của bản thân.
Có ba dấu hiệu cơ bản về sự phù hợp nghề:
Một là, người lao động đảm bảo được tốc độ làm việc, tức là bảo đảm được yêu cầu sổ lượng theo định mức lao động;
Ví dụ:
- Người chế bản trên máy vi tính mỗi ngày phải “gõ” vào bàn phím chữ cái khoảng 15.000 đến 20.000 lần.
- Một công nhân hái chè mỗi ngày phải thực hiện từ 500.000 đến 600.000 vận động của các ngón tay mới đảm bảo hái đủ số chè do nông trường quy định.
- Người chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ hoặc người bảo vệ rừng mỗi ngày phải đi bộ hàng chục cây số.
Hai là, người lao động phải thực hiện chính xác những yêu cầu đối với
sản phẩm làm ra, tức là phải đảm bào chất lượng của mặt hàng: mặt hàng phải
làm đúng những quy định về mẫu mã, không làm ra quá nhiều thứ phẩm và phế phẩm.
Trong công việc hàng ngày của người làm nghề may mặc, nấu ăn trong nhà hàng, cắt tóc, làm đồ trang sức, tạc tượng v.v...., chỉ cần sơ xuất, không iàm đủng yêu cầu của người tiêu dùng thì người lao động sẽ mất khách hàng.
Ví dụ:
- Nhà hàng đưa lên một món ăn không đúng yêu cầu chế biến sẽ bị khách
trả lại, từ chối không dùng.
- Cắt tóc mà không đảm bảo đúng kiểu tóc theo yêu cầu sẽ bị phiền toái ngay với những khách hàng khó tính và thời thượng.
- Lái xe trên đường đông người tham gia giao thông chỉ cần ước lượng khoảng cách tối thiểu không chính xác sẽ gây nên va chạm, có khi còn là tai vạ lớn.
- Không bị nhức mắt khi hàng ngày luôn phải ngồi trước máy vi tính hoặc phải hàn điện suốt buổi làm việc.
- Không bị khản giọng hoặc viêm họng khi phải giảng bài 3,4 tiết học liền nhau.
- Không bị dị ứng sơn trong khi làm công việc luôn phải dùng các loại sơn.
Cũng cần nói thêm rằng, một số người lúc đầu có những dấu hiệu không phù hợp nghề, nhưng do họ yêu thích công việc của nghề mà tập luyện để khắc phục những khiếm khuyết, nhờ đó họ làm tốt công việc trong nghề. Chẳng hạn, một người thích làm thầy giáo nhưng lại nói lắp hoặc nói ngọng (trường hợp phát âm chữ 1 lẫn với chữ n) tưởng là cố tật, nhưng họ quyết tâm sửa nên tật ngôn ngữ trên đã được triệt tiêu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp như gù lưng, khoèo chân, hay quên, dễ nổi nóng v.v.. .thì không nên chọn nghề dạy học.