Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệ m2

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khách nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá lăng nha (hemibagrus wyckioides fang & chaux, 1949) giai đoạn từ 15 ngày tuổi, ương trong giai đặt trong ao đất tại khánh hò (Trang 66)

Bảng 3.29 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 2

Nghiệm thức Khối lượng đầu Khối lượng cuối Thức ăn sử dụng FCR 300 con/m2 21,9 ± 0,21c 618,5 ± 44,2a 1880,1 ± 107,5a 3,17± 0,19a 250 con/m2 18,4 ± 0,1b 486,8 ± 51,0a 1514,4 ± 94,1a 3,3± 0,4a 200 con/m2 14,7 ± 0,17a 570,3 ± 19,3b 1728,5 ± 43,9a 3,13± 0,03a

Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± sai số chuẩn.

Các giá trị cùng một cột có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Từ bảng 3.29 cho thấy khối lượng trung bình ban đầu của các lô thí nghiệm khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Đến khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng trung bình của các lô thí nghiệm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Sự khác nhau về lượng thức ăn sử dụng và FCR giữa các lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên với mật độ ương 200 con/m2 sẽ bớt được chi phí về con giống hơn và hiệu quả hơn

ương với mật độ 300 con/m2 và 250 con/m2. Đồ thị dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn hệ số FCR của 3 mật độ ương thí nghiệm.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

4.1Kết luận

4.1.1Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha

- Thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha. Nghiệm thức sử dụng thức ăn trùn quế cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp và cuối cùng là nghiệm thức thức ăn cá tạp, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

- Thức ăn ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá lăng nha. Nghiệm thức thức ăn công nghiệp cho tỷ lệ sống cao nhất, tiếp đến là nghiệm thức trùn quế và cuối cùng là nghiệm thức cá tạp, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên sự sai khác về tỷ lệ sống không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa nghiệm thức trùn quế với nghiệm thức thức ăn công nghiệp và nghiệm thức cá tạp.

4.1.2Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha

- Mật độ ảnh hưởng lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha. Khi mật độ tăng thì tốc độ sinh trưởng giảm. Tháng thứ nhất, tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha đạt cao nhất ở nghiệm thức mật độ 200 con/m2, tiếp đến là nghiệm thức 300 con/m2 và cuối cùng là nghiệm thức 250 con/m2, sai khác này có ý nghĩa thống kê với (P<0,05). Nhưng đến tháng thứ 2, mật độ ở các nghiệm thức có sự thay đổi do cá chết trong quá trình thí nghiệm. Mật độ của NT3 cao nhất và tốc độ tăng trưởng của cá lăng nha đạt thấp nhất, tiếp đến là NT1 và cuối cùng là NT2, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

- Mật độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá lăng nha. Mật độ nuôi cao thì tỷ lệ sống thấp. Tỷ lệ sống của cá lăng nha nuôi ở mật độ 200 con/m2 đạt cao nhất, mật độ 250 con/m2 và mật độ 300 con/m2 có tỷ lệ sống thấp, sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khách nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá lăng nha (hemibagrus wyckioides fang & chaux, 1949) giai đoạn từ 15 ngày tuổi, ương trong giai đặt trong ao đất tại khánh hò (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)