Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở các thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khách nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá lăng nha (hemibagrus wyckioides fang & chaux, 1949) giai đoạn từ 15 ngày tuổi, ương trong giai đặt trong ao đất tại khánh hò (Trang 64)

3.4.1 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 1

So sánh hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của 3 nghiệm thức sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau ( cá tạp, thức ăn công nghiệp, trùn quế) được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.27 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Khối lượng đầu Khối lượng cuối Thức ăn sử dụng FCR Cá tạp 14,5 ± 0,1a 540,07 ± 17,4a 1703,6± 35,2b 3,23± 0,06b Thức ăn CN 14,5 ± 0,17a 676,9± 35,0b 972,5± 48,5a 1,5± 0,06a Trùn quế 14,4 ± 0,12a 687,07± 11,9b 3266,7± 15,2c 4,7c

Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± sai số chuẩn.

Các giá trị cùng một cột có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hình 3.25 Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha

Căn cứ vào bảng 3.27 cho thấy khối lượng trung bình ban đầu của các lô thí nghiệm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Đến khi kết thúc thí nghiệm thì khối lượng trung bình thu được của các lô thí nghiệm có sự khác nhau. Khối lượng cá thu được từ lô thí nghiệm với cá tạp thấp nhất. Lô cho ăn thức ăn công nghiệp và lô cho ăn thức ăn trùn quế là tương đương nhau. Tuy nhiên xét về hệ số chuyển hóa thức ăn thì thức ăn trùn quế cho FCR cao nhất là 4,7. Thức ăn công nghiệp có FCR thấp nhất, FCR=1,5, còn FCR của thức ăn cá tạp là 3,23. Giá thức ăn tại thời điểm thí nghiệm là: cá tạp 10.000 đồng/kg, thức ăn công nghiệp giá 16.000 đồng/kg, trùn quế 50.000 đồng/kg. Căn cứ vào FCR, giá thức ăn, tỷ lệ sống và kích thước trung bình của cá ở 3 nghiệm thức sẽ đánh giá được loại thức ăn phù hợp và hiệu quả như sau:

Bảng 3.28Hạch toán chi phí thức ăn

Chỉ tiêu Cá tạp Thức ăn

công nghiệp

Trùn quế

Số lượng cá thả (con) (A) 200 200 200

Tỷ lệ sống (%) (B) 60,17 74 66,5

Khối lượng trung bình (g) (C) 4,49 4,58 5,17

FCR (D) 3,23 1,5 4,7

Giá thức ăn (VNĐ) (E) 10.000 16.000 50.000

Số lượng cá thu được (con) F = A*B 120 148 133

Khối lượng cá thu được (kg) G = F*C/1000 0,54 0,68 0,69 Khối lượng thức ăn sử dụng (kg) H = G*D 1,74 1,02 3,23

Chi phí thức ăn (VNĐ) I = H*E 17.400 16.300 161.600

Chi phí thức ăn/1con cá (VNĐ) K = I/F 145 110 1.200

Như vậy thức ăn công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên với những trang trại sản xuất theo mô hình VAC thì thức ăn trùn quế lại cho hiệu quả kinh tế cao nhất vì có thể tự sản xuất được thức ăn này. Nuôi trùn quế đơn giản, ít tốn kém, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn cho trùn quế là phân bò tươi hoặc phân heo được ủ kỹ.

3.4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 2

Bảng 3.29 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá lăng nha ở thí nghiệm 2

Nghiệm thức Khối lượng đầu Khối lượng cuối Thức ăn sử dụng FCR 300 con/m2 21,9 ± 0,21c 618,5 ± 44,2a 1880,1 ± 107,5a 3,17± 0,19a 250 con/m2 18,4 ± 0,1b 486,8 ± 51,0a 1514,4 ± 94,1a 3,3± 0,4a 200 con/m2 14,7 ± 0,17a 570,3 ± 19,3b 1728,5 ± 43,9a 3,13± 0,03a

Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± sai số chuẩn.

Các giá trị cùng một cột có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Từ bảng 3.29 cho thấy khối lượng trung bình ban đầu của các lô thí nghiệm khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Đến khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng trung bình của các lô thí nghiệm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Sự khác nhau về lượng thức ăn sử dụng và FCR giữa các lô thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên với mật độ ương 200 con/m2 sẽ bớt được chi phí về con giống hơn và hiệu quả hơn

ương với mật độ 300 con/m2 và 250 con/m2. Đồ thị dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn hệ số FCR của 3 mật độ ương thí nghiệm.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

4.1Kết luận

4.1.1Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha

- Thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha. Nghiệm thức sử dụng thức ăn trùn quế cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp và cuối cùng là nghiệm thức thức ăn cá tạp, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

- Thức ăn ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá lăng nha. Nghiệm thức thức ăn công nghiệp cho tỷ lệ sống cao nhất, tiếp đến là nghiệm thức trùn quế và cuối cùng là nghiệm thức cá tạp, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên sự sai khác về tỷ lệ sống không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa nghiệm thức trùn quế với nghiệm thức thức ăn công nghiệp và nghiệm thức cá tạp.

4.1.2Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng nha

- Mật độ ảnh hưởng lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha. Khi mật độ tăng thì tốc độ sinh trưởng giảm. Tháng thứ nhất, tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha đạt cao nhất ở nghiệm thức mật độ 200 con/m2, tiếp đến là nghiệm thức 300 con/m2 và cuối cùng là nghiệm thức 250 con/m2, sai khác này có ý nghĩa thống kê với (P<0,05). Nhưng đến tháng thứ 2, mật độ ở các nghiệm thức có sự thay đổi do cá chết trong quá trình thí nghiệm. Mật độ của NT3 cao nhất và tốc độ tăng trưởng của cá lăng nha đạt thấp nhất, tiếp đến là NT1 và cuối cùng là NT2, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

- Mật độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá lăng nha. Mật độ nuôi cao thì tỷ lệ sống thấp. Tỷ lệ sống của cá lăng nha nuôi ở mật độ 200 con/m2 đạt cao nhất, mật độ 250 con/m2 và mật độ 300 con/m2 có tỷ lệ sống thấp, sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

4.2 Đề xuất ý kiến

- Cá lăng nha nuôi bằng thức ăn công nghiệp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và phù hợp cho tất cả các trại nuôi (tỷ lệ sống cao, hao hụt từ sự phân đàn ít và tốc độ tăng trưởng của cá khi sử dụng loại thức ăn này tương đối cao). Tuy nhiên nếu trại nuôi chủ động sản xuất được nguồn thức ăn trùn quế thì việc sử dụng thức ăn trùn quế sẽ rút ngắn thời gian nuôi, giảm tối đa chi phí thức ăn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Cá lăng nha khi ương trong giai nên ương với mật độ 200 con/m2. Điều này cũng được kiểm chứng ở thí nghiệm 1, tất cả các lô thí nghiệm 1 đều nuôi với mật độ 200 con/m2 và cho tỷ lệ sống trên 60%.

- Cá lăng nha nuôi trong giai dễ dàng quản lý, dễ thu hoạch nhưng tốc độ sinh trưởng của cá không bằng cá nuôi trực tiếp trong ao. Trong quá trình nuôi nếu không vệ sinh lưới định kỳ, không theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường thì cá dễ bị bệnh và tỷ lệ sống thấp. Mỗi lần thay lưới thì cũng đồng thời phải tắm cho cá trong dung dịch muối ăn pha loãng nồng độ 2 - 3%.

- Cá lăng nha ương trong giai đặt trong ao nước tĩnh, không thay nước thì cần sử dụng hệ thống sục khí cho cá và định kỳ bón men vi sinh để ổn định môi trường nước, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi.

- Trong quá trình ương cá ở giai đoạn nhỏ nên cho cá ăn làm nhiều bữa (tối thiểu là 3 bữa) vì đối với loài cá này ăn mồi mạnh và ham ăn do đó cá ăn quá no dễ bị sình bụng và có thể gây chết cá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Chung (2008). Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá lăng nha, lăng vàng. NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, tr 3,4,15.

2. Phạm Tiến Dũng (2008). Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng phần mềm

thống kê IRRISTAT. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

3. Lê Thanh Hùng (2008). Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tr 117,126.

4. Dương Tấn Lộc (2007). Thức ăn cho thủy sản nuôi (tôm-cá). NXB Thanh Hóa.

5. Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình (2005). Kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá

lăng nha (Mystus wyckioides Fang and Chaux, 1949). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp. Số 1/2005. Tr. 46 – 50.

6. Ngô Văn Ngọc (2003). Kết quả nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá lăng

vàng. Khoa thủy sản, Đại học Nông Lâm, tp. Hồ Chí Minh.

7. Ngô Văn Ngọc (2008). Nghiên cứu xác định khẩu phần ăn thích hợp cho cá lăng

nha. Khoa thủy sản, Đại học Nông Lâm, tp. Hồ Chí Minh.

8. Phạm Thị Bích Trâm & CTV (2008). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất đạm amin của quá trình tự phân giải trùn quế. Tạp chí khoa học công nghệ -

Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 4, tháng 4/2008. Tr 53.

9. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. NXB Hồng Đức.

10.Lê Anh Tuấn (Biên dịch). (2006). Dinh dưỡng cá trong nuôi trồng thủy sản.

NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

11.Lê Anh Tuấn 2008, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi

trồng thủy sản, Đại học Nha Trang.

12.Mai Đình Yên & CTV (1992). Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr 192.

13.Cho cá lăng nha sinh sản tại Bình Định. (10/03/2011). Trung tâm thông tin thủy

sản - Tổng cục thủy sản, tr 23.

14.Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm. (22/09/2008). Trung tâm khuyến ngư và

II. Tài liệu tiếng Anh

15.Amornsakun, T. & et al. (1998). The culture of green catfish, Mystus nemurus

(Cuv. & Val.) II: Gastric emptying times and feed requirements of larvae fed with Moina. Songklanakarin J. Sci. Technol., 20(3), pp. 379-384.

16.CACOT, P. (2007). Control of the reproduction and the nursing of Pa-kheung (Hemibagrus wyckioides) and advances with three other species. LARReC

Technical Report No.0022, ISSN1608-5612, September, 2007.

17.Donsakul, T. (2000). A chromosome study on four species of Bagrid Catfishes,

Mystus nemurus, M.wyckii, M.wyckioides and M.singaringan, from Thailand.

Biology Dept., Faculty of Science, Srinakharinwirot University Prasanmitra. 18.Kasisuwan, S., Chesoh, S., Ruangkul, J. Optimum feeding rate of nursing red-

tailed Mystus, Mystus wyckioides (Chaux and Fang, 1949) in cage. Songkla Inland Fisheries Research Development Center, Thailand.

19.(27732)Kottelat, M. (1998). Fishes of the Nam Theun and Xe Bangfai basins,

Laos, with diagnoses of twenty-two new species (Teleostei: Cyprinidae, Balitoridae, Cobitidae, Coiidae and Odontobutidae). Ichthyol. Explor. Freshwat, 9(1), pp. 1-128.

20.Lewis, D. S. (Ed.). (1997). The written assignment. Brisbane: QUT Publications, pp. 30-39.

21.Lim, P., Lek, S., Touch, S.T., Mao, S.-O., and Chhouk, B. (1999). Diversity and

spatial distribution of freshwater fish in Great Lake and Tonle Sap River (Cambodia, Southeast Asia). Aquat. Living Resour. 12(6):379-386, pp. 382.

22.(38441)Ng, H.H. and W.J. Rainboth (1999). The bagrid catfish genus

Hemibagrus (Teleostei: Siluriformes) in central Indochina with a new species from the Mekong River. Raffles Bull. Zool. 47(2), pp. 555-576.

23.Prasertwatana, P., Maneand, N., Namtum, S. (2005). Culture of Red-tail Mystus, Hemibagrus wyckioides, in earthen ponds with different stocking densities.

Proceedings of 7th Technical Symposium on Mekong Fisheries(pp. 213-216).

Ubon Ratchathani, Thailand, 15th - 17th November 2005.

24.(12693)Rainboth, W.J. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species Identification Field Guide for Fishery Purposes, FAO, Rome, pp. 144.

25.Ratanatriwong, W. (2007). Breeding Enhancement of Red-tail Catfish, Hemibagrus wyckioides(Fang and Chaux, 1949)by Using Cyclodextrin Complex. Uttaradit Fisheries Test and Research Center.

26.Ratanatriwong, W. & et al.. (1998). Preliminary Study on Rearing of Red-Tail Mystus, Mystus wyckioides (Chaux and Fang), in Water Flow Through Concrete Tank. Technical paper No.6/1998, Phitsanulok Inland Fisheries Station.

27.Uraiwan, S., Ratanatrivong, W., Sumanojitraporn, S.(2000). Heritabilities on

economic traits of Bagrid Catfish, Hemibagrus wyckioides (Chaux and Fang, 1949). Technical paper No. 3/2001 National Aquaculture Genetics Research

Institute Dept. of Fisheries Ministry of Agriculture and Cooperatives. URL:http://www.fisheries.go.th/cf-chan

III.Các website tham khảo

28.http://agriviet.com/nd/3364-dak-lak:-co-the-lam-giau-tu-ca-lang-duoi-do/ 29.http://binhphuoc.org/tin-tuc-binh-phuoc/nguoi-dau-tien-nuoi-ca-lang-nha-o- dong-phu.html 30.http://www.giaoduc.edu.vn/news/chuyen-doanh-nghiep-734/nong-dan-tien- giang-may-mo-nuoi-ca-lang-duoi-do-162626.aspx 31.http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/3674/nuoi-ca-lang-nha-duoi- do.html 32.http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/langnha.htm 33.http://taxonomicon.taxonomy.nl/TaxonTree.aspx?id=176257 34.http://www.seriouslyfish.com/profile.php?genus=Hemibagrus&species=wyckioi des&id=643). 35.http://www.fishbase.org 36.http://www.scotcat.com 37.mekonginfo.org/mrc_en%5Ccontact.nsf/0/.../$FILE/somboon.pdf

PHỤ LỤC

Hình: Nuôi trùn quế làm thức ăn cho cá lăng nha

Hình: Thức ăn công nghiệp

Hình: Thay giai ương cá lăng nha

Hình: Vệ sinh và bảo quản giai

Hình: Kiểm tra sàng cho ăn

Hình: Cá ngày đầu

Hình: Cá sau 15 ngày ương

Hình: Cá sau 45 ngày ương

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khách nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá lăng nha (hemibagrus wyckioides fang & chaux, 1949) giai đoạn từ 15 ngày tuổi, ương trong giai đặt trong ao đất tại khánh hò (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)