Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khách nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá lăng nha (hemibagrus wyckioides fang & chaux, 1949) giai đoạn từ 15 ngày tuổi, ương trong giai đặt trong ao đất tại khánh hò (Trang 39)

Kích thước và khối lượng ban đầu của cá lăng nha 15 ngày tuổi đưa vào thí nghiệm 1 đã được kiểm tra, phân tích giá trị trung bình và so sánh sự sai khác giữa các cá thể trong cùng lô thí nghiệm và giữa các lô thí nghiệm với nhau.

Bảng 3.2 Chiều dài và khối lượng trung bình ban đầu của cá lăng nha ở thí nghiệm 1 Giai Chiều dài (cm) Khối lượng (g)

1 1,7 ± 0,16a 0,07 ± 0,016a 2 1,7 ± 0,16a 0,08 ± 0,017a 3 1,8 ± 0,16a 0,08 ± 0,017a 4 1,8 ± 0,17a 0,08 ± 0,017a 5 1,7 ± 0,15a 0,07 ± 0,015a 6 1,7 ± 0,16a 0,07 ± 0,017a 7 1,7 ± 0,16a 0,07 ± 0,016a 8 1,7 ± 0,16a 0,07 ±0,016a 9 1,7 ± 0,16a 0,07 ± 0,016a

Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± độ lêch chuẩn.

Các giá trị cùng một cột có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố ANOVA cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) về chiều dài và khối lượng của cá giữa các lô thí nghiệm và trong từng lô thí nghiệm. Như vậy cá đưa vào thí nghiệm đạt yêu cầu không có sự khác biệt về kích cỡ cá.

3.2.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha theo thời gian thời gian

Động vật cần thức ăn để duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển. Trong chăn nuôi, thức ăn cung cấp cho vật nuôi rất đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau như thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật, thức ăn tự chế biến, thức ăn công nghiệp... Nguyên liệu tạo thức ăn cũng có thể mua hoặc tự sản xuất. Đối với NTTS chi phí thức ăn cho vật nuôi chiếm 60% tổng chi phí. Nhiều trang trại đã thực hiện các mô hình khép kín để tận dụng nguồn thực phẩm nhằm giảm chi phí thức ăn. Như vậy việc lựa chọn loại thức ăn thích hợp có ý nghĩa lớn trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thí nghiệm này đã sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau là cá tạp (mua ngoài thị trường), trùn

quế (tự sản xuất), thức ăn công nghiệp (thức ăn cho cá tra, basa của công ty Uni- president). Sau 2 tháng thí nghiệm, các chỉ tiêu sinh trưởng của cá được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cá lăng nha ở thí nghiệm 1

Chỉ tiêu đánh giá

Thức ăn

Cá tạp (NT1) Thức ăn công nghiệp

(NT2) Trùn quế (NT3) Khối lượng đầu (g) 0,07 ± 0,0018a 0,07 ± 0,0017a 0,07 ± 0,0017a Khối lượng cuối (g) 4,49 ± 0,13a 4,58 ± 0,13a 5,17 ± 0,13b Chiều dài đầu (cm) 1,7 ± 0,017a 1,7 ± 0,017a 1,7 ± 0,017a Chiều dài cuối (cm) 7,8 ± 0,08a 7,9 ± 0,08a 8,3 ± 0,08b SGRw(%/ngày) 6,87 ± 0,03a 6,9 ± 0,012a 7,13 ± 0,013b SGRl (%/ngày) 2,5 ± 0,003a 2,52 ± 0,003a 2,6 ± 0,007b AGRw (g/ngày) 0,073 ± 0,0009a 0,075 ± 0,0006a 0,085 ± 0,0006b AGRl (mm/ngày) 1,02 ± 0,0024a 1,03 ± 0,0028b 1,09 ± 0,0022c Wt-gain (%) 6069,8 ± 116,1a 6204 ± 46,9a 7097,5 ± 65,7b Lt-gain (%) 348,9 ± 1,6a 354,1 ± 1,1a 376,1 ± 1,4b

Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± sai số chuẩn

Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức (P<0,05)

Theo bảng 3.3 và đồ thị hình 3.5 cho thấy khi kết thúc thí nghiệm khối lượng và chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức trùn quế (NT3) đạt cao nhất, tương ứng là 5,17 ± 0,13 (g) và 8,27 ± 0,08 (cm). Khối lượng và chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức cá tạp (NT1) là thấp nhất, tương ứng là 4,49 ± 0,13 (g) và 7,83 ± 0,08 (cm). Kết quả phân tích phương sai một yếu tố ANOVA bằng phương pháp Tukey cho thấy sự sai khác về chiều dài và khối lượng giữa nghiệm thức cá tạp (NT1) và nghiệm thức thức ăn công nghiệp(NT2) không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhưng sự sai khác lại có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa NT3 đối với NT1, NT2.

Kết quả phân tích ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha được thể hiện qua đồ thị sau:

Hình 3.6: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha Căn cứ vào bảng 3.3 và hình 3.6 cho thấy tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài (SGRl) và khối lượng (SGRw) của NT3 là cao nhất, lần lượt là 2,6 ± 0,007 (%/ngày); 7,13 ± 0,013(%/ngày) và thấp nhất ở NT1, lần lượt là 2,5 ± 0,003(%/ngày); 6,87 ± 0,03(%/ngày). Phân tích phương sai một yếu tố ANOVA thì sự sai khác về tốc độ sinh trưởng đặc trưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa NT1 và NT2 nhưng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa NT3 đối với NT2, NT1. Tương tự tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình/ngày về chiều dài (AGRl) và khối lượng (AGRw) cao nhất ở NT3, lần lượt là 1,09 ± 0,0022(mm/ngày); 0,085 ± 0,0006 (g/ngày) và thấp nhất ở NT1, lần lượt là 1,01 ± 0,0024 (mm/ngày); 0,073 ± 0,0009 (g/ngày). Tốc độ tăng

trưởng tuyệt đối trung bình/ngày về khối lượng của NT3 lớn hơn NT1 và NT2 là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sự sai khác tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình/ngày về chiều dài giữa 3 nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Từ bảng 3.3 cũng cho thấy các loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng lên tỷ lệ gia tăng chiều dài và khối lượng cá lăng nha và điều này được thể hiện rõ hơn trong đồ thị sau:

Hình 3.7: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ gia tăng chiều dài và khối lượng cá lăng nha

Tỷ lệ gia tăng về chiều dài và khối lượng của cá ở NT3 là lớn nhất, lần lượt là 376,1 ± 1,4 (%); 7097,5 ± 113,8 (%) và thấp nhất ở NT1, lần lượt là 348,9 ± 1,6 (%); 6069,8 ± 116,1(%). Kết quả phân tích phương sai một yếu tố ANOVA cho thấy sự sai khác về tỷ lệ gia tăng về chiều dài và khối lượng giữa NT1 và NT2 không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng sự sai khác lại có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa NT3 với NT1, NT2.

Qua kết quả phân tích trên thì nghiệm thức thức ăn trùn quế (NT3) giúp cá đạt kích thước và khối lượng lớn nhất và các chỉ tiêu sinh trưởng cũng đạt cao nhất. Tiếp đến là thức ăn công nghiệp (NT2) và sau cùng là thức ăn cá tạp (NT1). Tuy nhiên sự chênh lệch về các chỉ tiêu kích thước và khối lượng giữa NT2 và NT1 là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên khối lượng cá lăng nha theo thời gian

Bảng 3.4 Khối lượng cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1

Đvt:gram

Nghiệm

thức Ngày đầu Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày Cá tạp (NT1) 0,075 ± 0,0018a 0,419 ± 0,014 a 0,87 ± 0,023a 2,49 ± 0,07a 4,49 ± 0,13a Thức ăn CN (NT2) 0,075 ± 0,0017a 0,42 ± 0,01 a 0,90 ± 0,024a 2,52 ± 0,04a 4,58 ± 0,13a Trùn quế (NT3) 0,074 ± 0,0017a 0,423 ± 0,012 a 0,91 ± 0,023a 2,59 ± 0,05a 5,17 ± 0,13b

Các giá trị trên thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các giá trị cùng một cột có các ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Hình 3.8: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên khối lượng cá lăng nha theo thời gian Dựa vào bảng 3.4 cho thấy khối lượng của cá lăng nha ban đầu đưa vào các lô thí nghiệm là tương đương. Trải qua quá trình thí nghiệm với các loại thức ăn khác nhau thì cá lăng nha ở NT3 (trùn quế) có khối lượng lớn nhất và nhỏ nhất là ở NT1 (cá tạp) theo từng ngày kiểm tra. Biểu hiện rõ rệt sự sai khác về khối lượng cá ở ngày thứ 60. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố ANOVA bằng phương pháp Tukey cho thấy sự sai khác về khối lượng cá sau 15, 30 và 45 ngày giữa 3 nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đến ngày 60 thì khối lượng cá ở NT3 lớn hơn NT1 và NT2

là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nhưng giữa NT1 và NT2 thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ sinh trưởng về khối lượng của cá lăng nha theo thời gian

Bảng 3.5 Tốc độ sinh trưởng về khối lượng cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1

Đvt: g/ngày

Nghiệm thức Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày Cá tạp (NT1) 0,023a 0,027 ± 0,0003a 0,054 ± 0,0003a 0,073 ± 0,0009a Thức ăn CN

(NT2) 0,023 ± 0,0003

a 0,028 ± 0,0003a 0,054 ± 0,0003ab 0,075 ± 0,0006a

Trùn quế(NT3) 0,023 ± 0,0003a 0,028 ± 0,0003a 0,056 ± 0,0006b 0,085 ± 0,0006b

Các giá trị trên thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn

Các giá trị cùng một cột có các ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Hình 3.9: Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá lăng nha theo thời gian

Theo bảng 3.5 và hình 3.9, tốc độ sinh trưởng về khối lượng theo thời gian ở NT3 (trùn quế) cao nhất và thấp nhất ở NT1(cá tạp). Kết quả phân tích phương sai một yếu tố ANOVA, sự sai khác về tốc độ sinh trưởng khối lượng giữa các nghiệm thức ở ngày 15 và 30 là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ngày 45, tốc độ sinh trưởng khối lượng của cá ở NT3 lớn hơn cá ở NT1 có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ngày 60 tốc độ sinh trưởng khối lượng của NT1 là 0,073 ± 0,0009 (g/ngày), NT2 là 0,075 ± 0,0006

(g/ngày), NT3 là 0,085 ± 0,0006 (g/ngày) và thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa NT3 với NT1, NT2. Tốc độ sinh trưởng về khối lượng của cá ở NT3 là lớn nhất. Như vậy thức ăn trùn quế cho tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá lăng nha theo thời gian là cao nhất. Cá tạp và thức ăn công nghiệp là xấp xỉ nhau.

Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên chiều dài của cá lăng nha theo thời gian

Ảnh hưởng của thức ăn lên chiều dài cá lăng nha theo thời gian thí nghiệm được thể hiện trong bảng và đồ thị sau:

Bảng 3.6 Chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1

Đvt: cm

Nghiệm thức Ngày đầu Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày Cá tạp (NT1) 1,74 ± 0,017 a 3,28 ± 0,05a 4,31 ± 0,05a 6,34 ± 0,05a 7,83 ± 0,08a Thức ăn CN (NT2) 1,74 ± 0,017 a 3,3 ± 0,03a 4,38 ± 0,04a 6,41 ± 0,04ab 7,92 ± 0,08a Trùn quế (NT3) 1,74 ± 0,017 a 3,29 ± 0,04a 4,38 ± 0,04a 6,48 ± 0,04b 8,27 ± 0,08b

Các giá trị trên thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn

Các giá trị cùng một cột có các ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Theo bảng 3.6 và đồ thị hình 3.10, chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở NT3 (trùn quế) là lớn nhất và nhỏ nhất ở NT1(cá tạp). Phân tích phương sai một yếu tố- ANOVA cho thấy sự sai khác về chiều dài giữa các nghiệm thức ở ngày 15, 30 và 45 không có ý nghĩa thống kê. Ngày 60 thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa NT3 đối với NT1 và NT2. Chiều dài cá ở NT3 là lớn nhất.

Ảnh hưởng thức ăn lên tốc độ sinh trưởng về chiều dài cá lăng nha theo thời gian

Bảng 3.7 Tốc độ sinh trưởng về chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1

Đvt: mm/ngày

Nghiệm thức Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày Cá tạp (NT1) 1,03 ± 0,006a 0,86 ± 0,007a 1,02 ± 0,006a 1,02 ± 0,002a Thức ăn CN

(NT2) 1,04 ± 0,007

a 0,88 ± 0,004b 1,04 ± 0,0017ab 1,03 ± 0,004b

Trùn quế (NT3) 1,04 ± 0,006a 0,88 ± 0,005b 1,05 ± 0,003b 1,09 ± 0,0026c (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các giá trị trên thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn

Các giá trị cùng một cột có các ký tự khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Hình 3.11: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng chiều dài cá lăng nha theo thời gian

So sánh sự sai khác về tốc độ sinh trưởng chiều dài theo thời gian giữa 3 nghiệm thức cá tạp (NT1), thức ăn công nghiệp (NT2), trùn quế (NT3) thì tốc độ sinh trưởng về chiều dài của NT3 là cao nhất, và nhỏ nhất ở NT1. Phân tích phương sai một yếu tố ANOVA sau 30 ngày nuôi, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa NT1 với NT2, NT3. Sau ngày 45, sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa NT1 và

NT3. Sau ngày 60 thì có sự khác biệt rõ rệt giữa 3 nghiệm thức. Nghiệm thức trùn quế (NT3) có tăng trưởng chiều dài cao nhất 1,09 ± 0,003 (mm/ngày), kế đến là nghiệm thức thức ăn công nghiệp (NT2) 1,03 ± 0,004 (mm/ngày), thấp nhất ở nghiệm thức cá tạp là 1,02 ± 0,002 (mm/ngày). Như vậy thức ăn trùn quế cho tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) cao nhất và thấp nhất là thức ăn cá tạp.

Ảnh hưởng thức ăn lên sự phân đàn cá lăng nha theo thời gian

Cá lăng nha giai đoạn nhỏ có sự phân đàn lớn, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh thức ăn. Sự phân đàn còn làm gia tăng tỷ lệ ăn lẫn nhau, gây hao hụt trong quá trình ương.

Bảng 3.8 Hệ số phân đàn của cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 1 Chỉ tiêu Nghiệm thức Ngày đầu 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày

CV(l) (%) Cá tạp 9,2 13,2 10,2 7,6 7,4 Thức ăn CN 9,1 9,2 9,2 5,8 5,7 Trùn quế 9,1 11,2 9,2 6,4 6,3 CV(w) (%) Cá tạp 22,3 31,9 24,9 25,4 25,2 Thức ăn CN 22,0 23,7 24,7 15,5 15,2 Trùn quế 21,5 28,0 24,3 17,3 17,2

Hệ số phân đàn về chiều dài (CV(l) và khối lượng CV(w) của cá lăng nha trong suốt quá trình thí nghiệm cao nhất ở NT1 (cá tạp) và thấp nhất ở NT2 (thức ăn công nghiệp). Hệ số CV(l) và CV(w) của cá lăng nha ở NT3 (trùn quế) cũng cao. Như vậy nghiệm thức (NT) sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ ít gây hụt do ăn lẫn nhau hơn là NT sử dụng thức ăn cá tạp và trùn quế . Hệ số phân đàn cả về chiều dài và khối lượng đều giảm dần theo thời gian ương. Điều này được thể hiện rõ trong biểu dưới đây:

Hình 3.12: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên hệ số phân đàn theo chiều dài cá lăng nha theo thời gian

Hình 3.13: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn lên hệ số phân đàn theo khối lượng cá lăng nha theo thời gian

Phân tích ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha

Trong thí nghiệm 1 đã sử dụng 3 loại thức ăn tương ứng với 3 nghiệm thức là: NT1 ( cá tạp), NT2 (thức ăn công nghiệp), NT3 (trùn quế). Căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng của cá lăng nha thì các loại thức ăn này đều thích hợp với chúng.

Thức ăn cá tạp (NT1) là thức ăn thông thường để nuôi cá lăng nha. Cá được hấp chín nhằm hạn chế mầm bệnh. Thức ăn công nghiệp Uni-President, chuyên dùng cho cá da trơn (cá tra, basa). Thức ăn viên nổi được trộn thêm với nước, viên thành viên lớn (dạng thức ăn chìm) để thích hợp với tập tính sống đáy của cá lăng nha. Thức ăn trùn quế giàu dinh dưỡng cho cá ăn trực tiếp. Đây cũng là thức ăn ưa thích của cá lăng nha.

Phân tích thành phần dinh dưỡng của 3 loại thức ăn đưa vào thí nghiệm tại Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường – trường ĐH. Nha Trang thu được kết quả sau:

Bảng 3.9 Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của 3 loại thức ăn thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu

Protein (%) Lipid (%) Glucid (%) Tro (%)

Cá tạp (NT1) 17,68 1,32 0,62 1,36

Thức ăn CN (NT2) 37,2 13,82 4,13 11,26

Trùn quế (NT3) 11,25 1,92 1,84 1,25

Thành phần protein trong thức ăn công nghiệp (NT2) cao nhất và thứ tự hàm lượng protein có trong thức ăn thí nghiệm như sau: NT2 > NT1 > NT3. Thành phần protein có trong cá tạp và trùn quế thấp hơn trong thức ăn công nghiệp vì hai loại thức ăn này chứa thành phần nước nhiều hơn trong thức ăn công nghiệp. Thực tế, thức ăn trùn quế và cá tạp vẫn được đánh giá là thức ăn giàu protein khi xét đến thành phần protein trong vật chất khô của mẫu thức ăn.

Bảng 3.10Thành phần protein có trong vật chất khô của thức ăn [4] Loại thức ăn % protein

Cá tạp 40 - 60

Thức ăn CN 40

Như vậy % protein theo vật chất khô ở NT3 (trùn quế) cao nhất, rồi đến cá tạp và thức ăn công nghiệp.

Căn cứ vào khẩu phần ăn và % protein trong từng loại thức ăn thì khẩu phần protein cung cấp cho cá lăng nha trong từng nghiệm thức như sau.

Bảng 3.11Protein khẩu phần cho cá lăng nha trong thí nghiệm

Nghiệm thức Protein trong thức ăn (%) Khẩu phần ăn (%Pthân) Protein khẩu phần (g) Khẩu phần ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khách nhau và mật độ nuôi lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá lăng nha (hemibagrus wyckioides fang & chaux, 1949) giai đoạn từ 15 ngày tuổi, ương trong giai đặt trong ao đất tại khánh hò (Trang 39)