Trong nuôi trồng thủy sản việc xác định mật độ nuôi đóng vai trò quyết định đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Thí nghiệm 2 đã nghiên cứu nuôi cá lăng nha với 3 mật độ nuôi là 200 con/m2, 250 con/m2, 300 con/m2. Thức ăn sử dụng nuôi cá là thức ăn cá tạp. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cá lăng nha ở thí nghiệm 2 như sau:
Bảng 3.20 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cá lăng nha ở thí nghiệm 2
Chỉ tiêu đánh giá Mật độ ương
300 con/m2 250 con/m2 200 con/m2 Khối lượng đầu (g) 0,08 ± 0,0018a 0,08 ± 0,0018a 0,08 ± 0,0017a Khối lượng cuối (g) 5,11 ± 0,12b 5,13 ± 0,12b 4,59 ± 0,12a Chiều dài đầu (cm) 1,75 ± 0,017a 1,75 ± 0,017a 1,75 ± 0,016a Chiều dài cuối (cm) 8,2 ± 0,08b 8,3 ± 0,07b 7,9 ± 0,07a SGRw(%/ngày) 7,08 ± 0,015b 7,08 ± 0,015b 6,89 ± 0,009a SGRl (%/ngày) 2,59 ± 0,006b 2,59 ± 0,006b 2,51 ± 0,003a AGRw (g/ngày) 0,084 ± 0,0012b 0,084 ± 0,0006b 0,075 ± 0,0009a AGRl (mm/ngày) 1,08 ± 0,005b 1,09 ± 0,004b 1,03 ± 0,004a Wt-gain (%) 6900,3 ± 68,3b 6903,6 ± 71,6b 6162,2 ± 27,6a Lt-gain (%) 372,3 ± 1,8b 372,3 ± 1,9b 351,9 ± 0,6a
Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± sai số chuẩn.
Các giá trị cùng một hàng có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 3.15: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên khối lượng và chiều dài cá lăng nha Căn cứ vào bảng 3.20 và đồ thị hình 3.15, khối lượng và chiều dài cuối của NT3 (200 con/m2)là nhỏ nhất. Sự sai khác về khối lượng và chiều dài cuối của cá lăng nha ở NT3 với NT1, NT2 có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khối lượng và chiều dài cuối của
cá lăng nha ở NT1 và NT2 là tương đương, vì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Hình 3.16: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng cá lăng nha Căn cứ vào bảng 3.20 cho thấy tốc độ sinh trưởng của cá lăng nha ở mật độ: 300 con/m2 (NT1) và 250 con/m2 (NT2) khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). NT3 có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với NT1 và NT2 có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 3.17: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ gia tăng về khối lượng và chiều dài cá lăng nha
Tiếp tục so sánh tỷ lệ gia tăng về khối lượng (Wt-gain) và tỷ lệ gia tăng về chiều dài (Lt-gain) của cá lăng nha giữa 3 nghiệm thức cũng cho kết quả tương tự. Theo
bảng 3.20 và hình 3.17, Wt-gain và Lt-gain ở NT3 là thấp nhất, còn NT1 và NT2 là tương đương nhau, sự sai này có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
Ảnh hưởng của mật độ lên khối lượng cá lăng nha theo thời gian
Bảng 3.21 Khối lượng cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2
Đvt: gram
Nghiệm thức Ngày đầu Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày 300 con/m2 0,08 ± 0,0018a 0,41 ± 0,014a 0,86 ± 0,023a 2,44 ± 0,05a 5,11 ± 0,12b 250 con/m2 0,08 ± 0,0018a 0,41 ± 0,014a 0,86 ± 0,022a 2,42 ± 0,05a 5,13 ± 0,12b 200 con/m2 0,08 ± 0,0017a 0,43 ± 0,013a 0,89 ± 0,02a 2,40 ± 0,04a 4,59 ± 0,12a
Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± sai số chuẩn.
Các giá trị cùng một cột có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo bảng 3.21 sự sai khác về khối lượng cá lăng nha giữa 3 nghiệm thức được kiểm tra qua các ngày 15, 30, 45 không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giai đoạn này cá chủ yếu tập trung phát triển về chiều dài và hoàn thiện các cơ quan, đặc biệt là bộ máy tiêu hóa.
Đến ngày thứ 60, có sự sai khác rõ rệt về khối lượng cá giữa NT3 với NT1, NT2. Khối lượng cá lăng nha ở NT3 (200 con/m2) là thấp nhất. Tại thời điểm này mật độ cá ở NT3 là cao nhất, do đó sự cạnh tranh thức ăn ở NT3 cao hơn so với NT1 và NT2. Cạnh tranh thức ăn làm cá tiêu hao năng lượng, làm giảm giá trị trung bình về khối lượng. Điều này được thể hiện rõ hơn ở hình 3.18
Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng về khối lượng cá lăng nha theo thời gian
Bảng 3.22 Tăng trưởng về khối lượng cá lăng nha ở thí nghiệm 2
Đvt: g/ngày
Nghiệm thức Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày 300 con/m2 0,022 ± 0,0003a 0,026 ± 0,0003a 0,052 ± 0,0003a 0,084 ± 0,0016b 250 con/m2 0,023 ± 0,0003a 0,026 ± 0,0003a 0,052a 0,084 ± 0,0006b 200 con/m2 0,024b 0,027 ± 0,0003a 0,052a 0,075 ± 0,0009a
Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± độ lêch chuẩn.
Các giá trị cùng một cột có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 3.19: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng về khối lượng cá lăng nha theo thời gian
Căn cứ vào bảng 3.22 và hình 3.19, ngày thứ 15 cá ở NT3 có tăng trưởng về khối lượng cao nhất. Sự sai khác về tăng trưởng khối lượng của cá lăng nha không có ý nghĩa ở ngày thứ 30 và 45. Điều này có thể giải thích do đây là giai đoạn cá bị chết nhiều nên tăng trưởng chậm và sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Đến ngày thứ 60 thì ngược lại, sự tăng trưởng về khối lượng của NT3 lại là thấp nhất, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa NT3 (200 con/m2) với NT1 (300 con/m2) và NT2 (250 con/m2). Như vậy đối với cá lăng nha khi nuôi ở mật độ cao sẽ giảm tăng trưởng về khối lượng.
Ảnh hưởng của mật độ lên chiều dài cá lăng nha theo thời gian
Chiều dài của cá lăng nha ở thí nghiệm 2 được kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình ương nuôi và được thể hiện như sau:
Bảng 3.23 Chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2
Đvt: cm
Nghiệm thức Ngày đầu Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày 300 con/m2 1,7 ± 0,017a 3,2 ± 0,05a 4,3 ± 0,05a 6,4 ± 0,04a 8,2 ± 0,08b 250 con/m2 1,8 ± 0,017a 3,3 ± 0,04a 4,3 ± 0,04a 6,4 ± 0,05a 8,3 ± 0,07b 200 con/m2 1,8 ± 0,016a 3,3 ± 0,04a 4,4 ± 0,04a 6,3 ± 0,04a 7,9 ± 0,07a
Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± sai số chuẩn.
Các giá trị cùng một cột có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
1.7 3.2 4.3 6.4 8.2 1.8 3.3 4.3 6.4 8.3 1.8 3.3 4.4 6.3 7.9 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0
Ngày đầu 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày
Chiều dài (cm)
Thời gian
300 con/m2 250 con/m2 200 con/m2
Hình 3.20: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên chiều dài cá lăng nha theo thời gian
Kết quả theo bảng 3.23 và hình 3.20 cho thấy sau 45 ngày ương thì sự sai khác về chiều dài cá lăng nha ở các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đến ngày thứ 60, có sự sai khác có ý nghĩa về chiều dài giữa NT3 với NT1 và NT2, chiều dài cá lăng nha ở NT3 là thấp nhất.
Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng chiều dài cá lăng nha theo thời gian
Bảng 3.24 Tăng trưởng chiều dài cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2
Đvt: mm/ngày
Nghiệm thức Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày
300 con/m2 1,00 ± 0,008a 0,86 ± 0,0019ab 1,03 ± 0,0017b 1,08 ± 0,005b 250 con/m2 1,01 ± 0,007ab 0,85 ± 0,0048a 1,03 ± 0,0011a 1,09 ± 0,003b 200 con/m2 1,04 ± 0,007b 0,88 ± 0,0018b 1,02 ± 0,0014a 1,03 ± 0,005a
Giá trị trên thể hiện giá trị trung bình ± sai số chuẩn.
Các giá trị cùng một cột có các ký tự số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 3.21: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng chiều dài cá lăng nha theo thời gian
Theo bảng 3.24 và hình 3.21, tốc độ sinh trưởng trung bình về chiều dài (AGRl) của cá lăng nha giữa các nghiệm thức có sự biến đổi theo thời gian. Ngày thứ 15, AGRl cao nhất ở NT3 (200con/m2) và thấp nhất ở NT1(300con/m2), sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ngày thứ 30, AGRl của NT3 vẫn cao nhất và chỉ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa NT2 và NT3. Nhưng ở ngày thứ 45, AGRl của NT1 đạt cao nhất. Đến ngày 60, AGRl của NT1 và NT2 là tương đương, thấp nhất ở NT3. Mật độ nuôi không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng về khối lượng cá mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều dài cá. Theo thời gian thì mật độ nuôi của các nghiệm thức có sự
thay đổi. Khi mật độ nuôi giảm thì tăng trưởng về chiều dài cá ở nghiệm thức đó sẽ tăng lên. Điều này cũng được giải thích tương tự như sự ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng về khối lượng.
Ảnh hưởng mật độ lên sự phân đàn cá lăng nha theo thời gian
Bảng 3.25 Sự phân đàn của cá lăng nha theo thời gian ở thí nghiệm 2 Chỉ tiêu Nghiệm thức Ngày đầu 15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày
CV(l) (%) 300 con/m2 9,3 13,7 10,3 6,6 6,3 250 con/m2 9,0 12,2 9,7 6,7 6,6 200 con/m2 8,9 10,3 8,5 5,7 5,5 CV(w) (%) 300 con/m2 22,8 33,5 25,0 18,0 17,6 250 con/m2 22,1 31,4 23,7 17,8 17,6 200 con/m2 21,1 27,9 21,4 16,6 16,4
Hình 3. 22 Đồ thị ảnh hưởng của mật độ lên hệ số phân đàn theo chiều dài cá lăng nha theo thời gian
Theo hình 3.22 và 3.23, hệ số phân đàn theo chiều dài (CV(l)) và hệ số phân đàn theo khối lượng (CV(w)) của cá lăng nha tăng lên ở ngày thứ 15. Sau đó các hệ số phân đàn giảm dần theo thời gian nuôi. Cá lăng nha nuôi ở mật độ 300 con/m2 có các hệ số phân đàn lớn nhất và hệ số phân đàn thấp nhất ở lô thí nghiệm mật độ 200 con/m2. Đến ngày 45 và 60 hệ số phân đàn theo chiều dài và khối lượng ở các nghiệm thức đều giảm. Đồng thời các hệ số phân đàn của cá lăng nha ở các lô thí nghiệm 2 có sự chênh lệch không đáng kể. Như vậy rõ ràng mật độ nuôi cũng ảnh hưởng tới sự phân đàn của cá lăng nha. Khi mật độ nuôi tăng thì sự phân đàn cũng tăng.