Cả hai thí nghiệm được bố trí cùng thời điểm và cùng điều kiện. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm như sau.
Bảng 3.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Thông số môi trường Đơn vị 7h 14h
Nhiệt độ Trung bình oC 28,3 ± 0,26 29,1 ± 0,28 Min oC 23 24 Max oC 31 32 pH 7,3 ÷ 7,6 7,3 ÷ 7,8 DO mg/L 5 ÷ 5,5 5,5 ÷ 6 NH3/NH4+ mg/L 0,2 ÷ 0,4 0,2 ÷ 0,4 Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước không có sự dao động lớn trong ngày và được thể hiện trong đồ thị sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 15/03 25/03 04/04 14/04 24/04 04/05 14/05 Nhiệt độ (oC) Ngày Nhiệt độ 7h Nhiệt độ 14h
Hình 3.1: Đồ thị biến động nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm
Dựa vào đồ thị ta thấy trong 9 ngày đầu nhiệt độ nước tăng dần từ 26 ÷ 29oC. Từ ngày thứ 10 tới ngày thứ 21 có sự biến động lớn về nhiệt. Ngày thứ 10 nhiệt độ đột ngột giảm xuống 25oC vào buổi sáng và 26oC vào buổi chiều. Nhiệt độ tiếp tục giảm và duy trì trong khoảng 23 ÷ 24oC từ ngày thứ 12 tới ngày thứ 17. Ngày thứ 20, 21 nhiệt độ đột ngột tăng lên 30 ÷ 32oC, tiếp tục duy trì nhiệt độ này cho tới ngày thứ 27.
Những ngày sau đó nhiệt độ ổn định trong khoảng 29 ÷ 31oC. Cá được ương vào giữa tháng 3, thông thường đây là thời điểm thích hợp cho việc ương nuôi nhưng từ cuối năm 2010 tới đầu năm 2011 khí hậu lạnh hơn những năm trước, mưa nhiều và gây ra sự biến đổi nhiệt độ đột ngột. Nhiệt độ cao hạ xuống thấp, rồi lại tăng cao gây hiện tượng cá bị sốc nhiệt và chết nhiều. Theo bảng 3.1 thì nhiệt độ trung bình của nước trong ao vào buổi sáng và buổi chiều lần lượt là 28,3 ± 0,26oC và 29,1 ± 0,28 oC. Như vậy nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm vẫn nằm trong khoảng giới hạn thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển.
pH nước
Bảng 3.1 cho thấy pH nước trong quá trình thí nghiệm là 7,3 ÷ 7,8. Theo yêu cầu về độ pH của nước nuôi cá lăng nha là 6 ÷ 8,2. Như vậy pH nước trong ao nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá lăng nha.
Hình 3.2: Đồ thị biến động pH nước trong quá trình thí nghiệm
Hàm lượng Oxy hòa tan
Theo bảng 3.1 hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi là 5 ÷ 6 mg/l, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá lăng nha. Trong một tháng đầu của quá trình ương do không có sục khí nên hàm lượng oxy hòa tan vào khoảng 5 ÷ 5,5 mg/l. Tháng thứ 2 hàm lượng oxy hòa tan trong nước duy trì ở mức 5,5 ÷ 6 mg/l. Sự biến động hàm lượng oxy trong nước được thể hiện như sau:
Hình 3.3: Đồ thị biến động hàm lượng oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm
Hàm lượng NH3/NH4+
Theo kết quả kiểm tra hàm lượng NH3/NH4+ dao động từ 0,1 ÷ 0,3 mg/l, hàm lượng này là mức trung bình không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cá lăng nha. Hàm lượng NH3/NH4+ có sự tăng dần cho tới cuối đợt ương, do nước ao nuôi không được thay trong quá trình ương. Sự biến động hàm lượng NH3/NH4+ được thể hiện như sau.
Hình 3.4: Đồ thị biến động hàm lượng NH3/NH4+ trong quá trình thí nghiệm Nhìn chung kết quả đo đạc các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, DO, NH3/NH4+ đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá lăng nha.
3.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng