Quá trình vận chuyên trầm tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm ngọc học của ruby, saphir và đá chứa mỏ Lục Yên, Trúc Lâu tỉnh Yên Bái (Trang 59)

- Vay tín dụng: Vốn tự có:

b. Đặc điểm phân phối bùn cát các nhánh cửa sông

2.2.1 Quá trình vận chuyên trầm tích

Mô hình vận chuyển trầm tích hòàn thiện, là mô hình có thể mô phỏng quá trình vận chuyển trầm tích kết dính và bở rời trong nhiều vùng nước khác nhau (thí dụ hồ chứa, sông, cửa sông, vịnh và vùng nước ven bờ). Cơ chế động lực đối với trầm tích trong mô hình bao gồm các quá trình lơ lửng, vận chuyển và lắng chìm trầm tích kết dính và bở rời.

Trầm tích kết dính là các trầm tích hạt mịn có đường kính nhỏ hơn 75jim trầm tích bở rời là loại trầm tích thô hơn với đường kính từ 75jam - 500nm . Các loại cát và sỏi với đường kính lớn hơn 500|am sẽ dịch chuyển trên đáy dưới dạng di đáy dạng vận chuyển này không được xét tới trong mô hình do các trầm tích hạt thô chiếm một tỉ lệ nhỏ trên đáy của hệ thống cửa sông và biển.

c ả hai cơ chế lơ lửng và lắng chìm trầm tích đều phụ thuộc vào ứng suất biên dạng tiếp tuyến đáy tại bề mặt phân cách giữa trầm tích và nước. Xác định giá trị ứng suất biến dạng tiếp tuyến đáy là riiột hợp phần tích hợp của quá trình tính toán vận chuyển trầm tích. Quá trình lơ lửng của trầm tích từ trầm tích đáy kết dính tuân

thủ theo các phương trình đặc trưng đối với quá trình lơ lửng của trầm tích kêt dính,

tạo ra một lượng trầm tích thâm nhập vào trong cộx nước. Q uá trình lơ lửng trầm tích từ trầm tích đáy bở rời dựa trên cơ sở lý thuyết trầm tích lơ lửng của Van Rijn (1984, 1993). Trong cả hai trường hợp, tổng lượng trầm tích lơ lửng trong cột nước sẽ là tổng các phần tỉ lệ phân chia giữa trầm tích bở rời và kết dính dựa theo tỉ lộ tương ứng của chúng ở trên đáy. Quá trình lắng chìm của trầm tích kết dính trong cột nước được thể hiện như là hàm của quá trình kết bông và chìm lắng, hiệu ứng của cường độ biến dạng nội và nồng độ của cột nước lên quá trình kết bông được xác định ẩn trong công thức xác định vận tốc lắng chìm. Trầm tích bở rời được coi là sẽ chìm lắng riêng rẽ không có sự tương tác giữa các hạt. Một điểm biệt của mô hình là khả năng sử dụng các kết quả thực nghiệm để mô tả các thani sô trong các công thức lơ lửng và lắng chìm, bao gồm cả hiệu ứng kết bông của các hạt trầm tích kết dính.

Các trầm tích tạo thành đáy trầm tích kết dính sẽ trở nên vững chắc theo thời gian, hiộu ứng này được thế hiện thông qua mô hình đáy theo chiều thảng đứng. Các hàm tác động như khối lượng trầm tích biến động theo thời gian thâm nhập từ các dòng sông và nồng độ của các hạt rắn lơ lửng tại biên lỏng có thể dễ dàng thiết lập. Kết quả đầu ra của mô hình bao gồm các phân bố theo không gian và thời gian của khối lượng tổng cộng các hạt rắn lơ lửng, nồng độ trầm tích kết dính và bở rời trong cột nước và khối lượng của trầm tích bổi tụ/xói m òn và kết quả là biến động của cao độ đáy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm ngọc học của ruby, saphir và đá chứa mỏ Lục Yên, Trúc Lâu tỉnh Yên Bái (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)