- Vay tín dụng: Vốn tự có:
d. Bão và nước dâng trong bão
Nước ta nằm trong đới chịu tác động trực tiếp của các cơn bão hình thành ớ Tây Thái Bình Dương cũng như biển Đông. Bão đổ bộ vào vùng ven biến cửa sông thường gây ra sóng to, gió lớn, nước dâng... làm phá vỡ đê kè, nhà cửa, biến dạng lòng dẫn và các val, bãi cát ngầm.... Tại khu vực nghiên cứu và lân cận có m ật độ bão đổ bộ khá cao so với các tỉnh ven biển khác.
Các cơn bão thường phát sinh từ Thái Bình Dương hay từ Biến Đôn*', các kết quả tính tóan thống kê cho thấy các bão xuất hiện trên Biển Đông có cường độ không mạnh bằng các bão phát sinh trên Thái Bình dương và đi vào Biển Đồng. Đầu mùa (tháng V) bão có quỹ đạo parabol ngang với đầu hướng về phía tây, theo quỹ đạo này, ban đầu bão di động từ đông nam lên tây bắc. sau khi vượt qua trục parabol qua điểm chuyển hướng bão đi từ phía đông nam lên đông bắc và có xu hướng chuyển động lên hướng bắc và đổ bộ vào Trung Quốc. Bão bất đầu đổ bộ vào m iền bắc Việt Nam từ tháng VI và từ đó dịch chuyển vào phía nam. Bão trong khu vực Biển Đông có cường độ rất m ạnh, m ột sô' cơn bão m ạnh như Chan Chu (tháng 5, 2006) có tốc độ gió cực đại gần tâm bão khỏang 46m /s (I65km /giờ ), giật 70 m/s (250km/giờ).
Bảng 1.2.12 trình bày tổng số các cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến nước ta trong giai đoạn từ 1961 đến 2000, có thể thấy rằng các cơn bão ảnh hưởng tới nước
ta thay đổi rất mạnh từ năm này sang năm khác. Năm có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới nhất là các năm 1964, 1978 (11 cơn) và năm 1973 (12 cơn), năm ít nhất là năm 2002 (1 cơn), tính trung bình trong tòan bộ khỏang thời gian xem xét mỗi nãm trung bình có 5,9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta.
Bảng 1.2.12 Số lượng các cơn bao trực tiếp ảnh hưởng đến V iệt Nam
Năm thứ Giai đoan 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng 1961 - 1970 3 6 6 11 5 2 3 6 3 8 57 1971 - 1980 8 6 12 8 6 0 3 11 6 9 69 1981 - 1990 6 5 7 7 5 6 5 5 9 7 60 1991 - 2 0 0 0 2 5 3 5 6 9 4 7 4 4 49 2001 - nay 7 1 2 2 8 2 22 Trung bình (40 năm) 5,9
Tính tổng cộng, có khoảng 30% số cơn bão đổ bộ vào khu vực từ vĩ độ 19"N tới 22°N, 35% đổ bộ vào khu vực từ 15°N tới 18ưN, khỏang 35.5% số cơn bão đổ bộ vào khu vực từ 11°N đến 14°N và khỏang 1.5% số cơn bão đổ bộ vào vùng phía nam của vĩ độ 11°N
Theo số liệu thống kê từ năm 1960 - 1994, m ùa bão ở khu vực nghiên cứu thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI. Tháng nhiều bão nhất là tháng VII và tháng VIII (bảng 1.2.13). Qua kết quả thống kê cho thấy, hầu hết các cơn bão đổ bộ vào khu vực đều kéo theo mưa lớn.
Khi bão đổ bộ vào ven biển thường kèm theo nước dâng, phát sinh do cơ chế hiệu ứng nưóc dồn khi gió thổi mạnh và quá trình giảm khí áp xuống thấp. Nước dâng trong bão là hiện tượng thiên tai nguy hiểm ở vùng ven biển. Do tính chất nguy hiểm của hiện tượng nước dâng trong bão nên khi thiết kế xây dựng công trình, qui hoạch lãnh thổ ven biển đòi hỏi phải xem xét nghiêm túc vấn đề này.
Bảng 1.2,13 Số lượng và tần suất bão, áp thấp nhiệt đới (A TN Đ ) _________ dồ bộ vảo khu vực Hải Phòng (I9 6 0 - 1994)
Tháng Yếu tố V VI VII VIII IX X XI Cả năm ATNĐ Số lượng 1 2 1 2 6 Tần suất [%] 3,0 6,0 3,0 6,0 16,7
Bão Số lượng 5 10 7 3 4 1 30 Tần suất [%] 13,1 27,8 19,4 8,3 12,0 3,0 83,3
Khu vực Hải Phòng là m ột trong những nơi chịu nhiều hậu quả nặng nề của nước dâng do bão gây ra, chiếm tới 80 - 90% sô cơn bão đổ bộ. Đáng lưu ý là bão đổ bộ vào khu vực nhiều khi vẫn giữ cường độ lớn, vì vậy nước dâng do l ìo xảy ra ở đây vẫn có thể đạt tới những trị số lém. Chảng hạn, tháng IX nãm 1955 bão đổ bộ vào Hải Phồng với cường độ gió cấp 12, nước dâng do bão xảy ra ở đây đạt tới trên 2 m, nước biển đã làm ngập nhiều làng mạc của huyện An Hải, nước biển còn tràn ngập cả thành phố Hải Phòng. Các đường phô ở đậy đều bị ngập nước tới 50 - 60 cm, nhiều nơi tới 100 cm. Tháng 7 năm 1980, bão vào Hải Phòng VỚI cường độ cấp
12, giật trên cấp 12; nước dâng do bão đo được tại Hải Phòng đạt tới trị số 176 cm. Bão đổ bộ vào vùng ven bờ biển nước ta thường mang theo mưa lớn, gió mạnh và nước dâng gây lũ lụt khu vực đổng bằng cửa sồng. Bão mạnh thường kèm theo nước dâng bão. Quan hệ giữa bão, lũ, triều, nước dâng là quan hệ giữa các hiên tượng có qui luật hình thành khác nhau, nhưng kết quả của chúng lại ảnh hưởng lẫn nhau. Do chưa tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa chúng và thực tế chúng xuất hiện (đặc biệt là bão) một cách ngẫu nhiên nên có thể coi quan hệ đó là quan hệ độc lập.
Bằng tài liệu thống kê về gió, sóng gió nhiều năm tại Hòn Dáu (1960 - 1994) cho phép xác định được mực nước dâng do bão ở khu vực nghiên cứu. Đó là trong 30 năm tài liệu thống kê có 52 ỉần xuất hiện sóng nước dâng trên 1,2 m hay trung bình cứ 1 năm có gần 2 lần có sóng nước dâng hơn 1,2 m tại Đổ Sơn và vùng lân cận.
1.2.2 Đặc điểm phân phối nước và bùn cát ở các nhảnh cửa sông
Hệ thống sông Thái Bình có chế độ thủy lực đặc biệt phức tạp. Phía thượng nguồn 3 con sông: Cầu, Thương và Lục Nam dòng chảy bị ảnh hưởng của bờ bãi và địa hình đáy sông, nhất là sông Cầu sự gia nhập của các con sông Cà Lồ, sông Công với chế độ nước mặt rất phức tạp. Phía hạ du hệ thống là khu vực chịu ảnh hưởng đồng thời của dòng chảy lũ và thủy triều. Hệ thống sông Thái Bình nhận nước của sông Hồng qua sông Đuống là chủ yếu (chiếm tới 80% ) còn lại 20% là lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Ngoài ra hệ thống sông
Thái Bình còn nhận được lượng nước bổ sung qua sông Luộc (khoảng 10% lượng nước sông Hồng). Với lượng nước nhận vào từ sông Hồng qua sông Luộc khá ổn định (250 - 300 m 3/s) sẽ được phân vào 3 nhánh: sông Hóa, sông Thái Bình và sông Mới đổ vể sông Văn úc, Diễn biến của vùng này khá phức tạp lượng nước phân vào các nhánh thay đổi sau mỗi chu kỳ lũ.