Chính sách khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 29)

Chính sách KH&CN là một bộ phận của chính sách xã hội. Chính sách này nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển KH&CN của quốc gia. Cho nên khi xem xét, nghiên cứu và hoạch định chính sách phải xem xét trong mối quan hệ với các chính sách khác (kinh tế, văn hóa chính trị....) và trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội.

Hơn 30 năm qua, chính sách KH&CN đã trải qua các thời kỳ sau:

+ Giai đoạn thứ nhất: Cải cách trong khuôn khổ Nhà nƣớc độc quyền hoạt động KH&CN với nền kinh tế chỉ huy tập trung. Nhà nƣớc đã có một số văn bản nhƣ: Nghị định 263/CP năm 1981, Nghị định 122/HĐBT năm 1982. + Giai đoạn thứ 2: Phi tập trung hóa trong khuôn khổ độc quyền Nhà nƣớc đối với hoạt động KH&CN, thừa nhận thành phần tƣ nhân trong hoạt động KH&CN. Nhà nƣớc đã có một số văn bản nhƣ: Quyết định 175/CP. Nghị định 51/HĐBT. Quyết định 324/HĐBT. Quyết định 134/HĐBT. Nghị định 35/HĐBT. Chỉ thị 119/CT. Nghị định: 27, 28,29, 217/HĐBT.

+ Giai đoạn đổi mới cơ bản: Từ năm 2001 đến nay, Nhà nƣớc đã tiến hành công cuộc đổi mới triệt để hơn và mang tính hệ thống về cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động của các tổ chức KH&CN. Nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản theo hƣớng của đổi mới là từng bƣớc thực hiện xã hội hoá hoạt động KH&CN, hợp lý hoá phƣơng thức tài trợ của nhà nƣớc, từng bƣớc xoá bỏ bao cấp, tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN, đặc biệt là các tổ chức KH&CN công lập. Chủ trƣơng này đƣợc cụ thể hóa bằng hành lang pháp lý sau đây:

26

* Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Tinh thần chủ đạo xuyên suốt của Nghị định 115/2005/NĐ-CP là kinh phí của các tổ chức KH&CN đƣợc cấp theo nhiệm vụ đƣợc giao.

Nội dung cơ bản của Nghị định 115/2005/NĐ-CP có thể tóm tắt nhƣ sau: - Lần đầu tiên phân định rõ các tổ chức KH&CN công lập thành hai loại với sự phát triển theo các lộ trình khác nhau:

+ Các tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc đƣợc ngân sách nhà nƣớc đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo nhiệm vụ đƣợc giao trên cơ sở sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả hoạt động.

+ Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN tự đảm bảo hoặc chƣa tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, tuy có khác nhau về mốc thời gian, nhƣng sẽ chuyển đổi thành các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động hoặc doanh nghiệp KH&CN. Các tổ chức KH&CN không có khả năng chuyển đổi thì phải sáp nhập hoặc giải thể.

- Các tổ chức KH&CN đƣợc quyền ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, dịch vụ KH&CN.

- Các tổ chức KH&CN trực tiếp quyết định mời chuyên gia, các nhà khoa học nƣớc ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nƣớc ngoài công tác; - Các tổ chức KH&CN tự quyết định đầu tƣ phát triển từ vốn vay, vốn huy động (trong và ngoài nƣớc) từ quỹ phát triển KH&CN.

- Các tổ chức KH&CN đƣợc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh; liên doanh, liên kết sản xuất; xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp; tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực chuyên môn của các tổ chức KH&CN.

27

- Khẳng định vai trò của ngƣời đứng đầu (thủ trƣởng) của các tổ chức KH&CN trong việc quyết định biên chế của đơn vị, tuyển dụng viên chức, đề xuất cấp phó của đơn vị, quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các tổ chức trực thuộc, quyết định tiền lƣơng, quyết định khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý.

- Các tổ chức KH&CN đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc về hỗ trợ đầu tƣ phát triển, vay vốn, góp vốn, v.v...

Có thể nói, Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính Phủ tạo bƣớc ngoặt mang tính quyết định trong lĩnh vực quản lý các tổ chức KH&CN công lập. * Thông tƣ 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ KH&CN hƣớng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN theo Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN.

Đây là văn bản pháp quy về đăng ký và hoạt động của các tổ chức KH&CN, không phân biệt thành phần kinh tế (nhà nƣớc, tập thể và tƣ nhân). Sau đây là một số điểm mới cơ bản nhất của Thông tƣ:

- Ngoài việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ KH&CN, các tổ chức KH&CN đƣợc quyền sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động của mình.

- Các tổ chức KH&CN tƣ nhân không cần phải có quyết định thành lập, chỉ cần đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý KH&CN có thẩm quyền của nhà nƣớc.

- Lần đầu tiên ở nƣớc ta, các tổ chức KH&CN có vốn của nƣớc ngoài đƣợc đăng ký hoạt động;

- Các tổ chức KH&CN đƣợc liên kết, liên doanh với các tổ chức và cá nhân nhà khoa học nƣớc ngoài trong việc đăng ký hoạt động cũng nhƣ tiến hành triển khai các hoạt động KH&CN.

28

Tóm lại, những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị...của Đảng và Nhà nƣớc là định hƣớng đúng đắn cho chính sách KH&CN ở nƣớc ta nhằm phục vụ cho sự nghiệp CHH, HĐH đất nƣớc, tạo môi trƣờng cho sự phát triển KH&CN.

1.3.7.Quản lý KH&CN

Quản lý KH&CN là công tác tổ chức và quản lý việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo những quy định, quy trình thống nhất nhằm đạt chất lƣợng và hiệu quả cao nhất.

Quản lý KH&CN đóng vai trò rất quan trọng vì nếu nhƣ thiếu sự quản lý thống nhất, thiếu sự tổ chức hoạt động nghiên cứu và ứng dụng một cách khoa học sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả ứng dụng vào thực tế, gây lãng phí và có thể gây cản trở đối với sản xuất và dịch vụ.

29

CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC LIÊN HIỆP HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 29)