Hoàn thiện chính sách KH&CN quốc gia trong lĩnh vực phát triển các tổ chức

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 57)

các tổ chức KH&CN

Nhƣ trên đây đã từng nêu, hệ thống các tổ chức KH&CN ở nƣớc ta bao gồm:

- Các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc (bao gồm cả cơ quan của Đảng và một số tổ chức CT – XH).

- Các tổ chức KH&CN không của nhà nƣớc (tập thể, tƣ nhân, có yếu tố nƣớc ngoài).

Với cấu trúc của hệ thống các tổ chức KH&CN này, có thể nói các tổ chức KH&CN của nƣớc ta đã phát triển ở giai đoạn cao, đã thực sự hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Vấn đề là ở chỗ làm sao cho quá trình phải đƣợc hoàn thiện, hoạt động suôn sẻ và hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Sự biến cải của từng loại hình các tổ chức KH&CN theo mục tiêu “hoàn thiện” đƣợc nêu lên trong các nội dung sau đây:

3.1.1. Phát triển các tổ chức KH&CN của nhà nước

Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc đã thực sự quan tâm đến sự phát triển của các tổ chức KH&CN của nƣớc ta nói chung, các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc nói riêng. Nhà nƣớc ngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý để các tổ chức KH &CN đƣợc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình. Đồng thời các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc cũng đƣợc định hƣớng để hội nhập về mặt hoạt động cũng nhƣ về quản lý với các nƣớc khu vực và thế giới.

54

Một số văn bản gần đây của Chính Phủ [21], [22] đã thể hiện rõ định hƣớng của Nhà nƣớc trong phát triển các tổ chức KH &CN của nhà nƣớc. Tất cả các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc đƣợc chuyển đổi về mặt tổ chức và hoạt động theo xu hƣớng nhƣ sau:

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc đƣợc ngân sách nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo nhiệm vụ đƣợc giao, đƣợc sắp xếp lại, củng cố và ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động.

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN tự mình lựa chọn việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo một trong hai hình thức sau đây:

▪ Tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí ▪ Doanh nghiệp KH&CN

+ Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN không tự chủ đƣợc về mặt tài chính, không tự trang trải đƣợc kinh phí thì phải sáp nhập hoặc giải thể.

Nhƣ vậy quan điểm của Nhà nƣớc về phát triển các tổ chức KH&CN công lập không chạy theo số lƣợng mà thiên về năng lực và hiệu quả hoạt động của bản thân các tổ chức KH&CN. Tất nhiên, phá bỏ chế độ bao cấp trong hoạt động KH&CN cũng không hề đơn giản, nhƣng định hƣớng của Nhà nƣớc đã rõ ràng, rất phù hợp với xu hƣớng phát triển của khu vực và của thế giới. Có điều cần đƣợc khẳng định, đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc không hề gắn liền với việc giảm NSNN đầu tƣ cho khoa học, trái lại NSNN sẽ tăng lên gắn liền với việc nâng

55

cao hiệu quả và đóng góp của KH&CN đối với phát triển KT - XH của đất nƣớc.

3.1.2. Phát triển các tổ chức KH&CN ngoài công lập (không của nhà nước).

Xét về thành phần kinh tế, các tổ chức KH&CN ngoài công lập thuộc thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân và có yếu tố nƣớc ngoài. Ở nƣớc ta vẫn quy xếp các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và các hội xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức CT-XH, các tổ chức xã hội ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng là các tổ chức KH&CN thuộc thành phần kinh tế tập thể. Các tổ chức KH&CN do tƣ nhân thành lập gọi là các tổ chức KH&CN thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân. Các tổ chức KH&CN do nhà Khoa học nƣớc ngoài thành lập hoặc liên kết với nhà Khoa học trong nƣớc thành lập đƣợc gọi là các tổ chức KH&CN có yếu tố nƣớc ngoài.

Quan điểm chung của Nhà nƣớc trong lĩnh vực đổi mới các tổ chức KH&CN ngoài công lập là tăng cƣờng tối đa chính sách khuyến khích phát triển đối với các tổ chức KH&CN ngoài công lập; bình đẳng về lĩnh vực hoạt động (bao gồm nghiên cứu khoa học, dịch vụ KH&CN, sản xuất - kinh doanh trên cơ sở các kết quả nghiên cứu …) đối với hai loại hình các tổ chức KH&CN ngoài công lập.

Đƣơng nhiên các tổ chức KH&CN ngoài công lập là đã tự chủ về tài chính. Chính sách của Nhà nƣớc trọng thị họ, cho họ quyền đƣợc bình đẳng trong việc đấu thầu thực hiện các đề tài/dự án. Nhà nƣớc cũng ban hành những chính sách đặc thù cho khu vực ngoài công lập nói chung. Thí dụ có thể nêu nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và thông tƣ số 91/2006/TT-BTC ngày 2/10/2006 của bộ Tài Chính xung quanh chế độ khuyến khích đối với các tổ chức ngoài công lập, trong đó có các tổ chức KH&CN. Có thể nói, đây là bƣớc đột phá trong chuyển biến nhận thức và

56

hành động trong các văn bản vừa nêu. Các tổ chức KH&CN ngoài công lập đƣợc hƣởng nhiều chính sách khuyến khích ví dụ đƣợc thuê, mƣợn trụ sở, đƣợc hƣởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15% trong suốt quá trình hoạt động.

Quy mô của các tổ chức KH&CN ngoài công lập thƣờng nhỏ, gọn và hợp lí. Số lƣợng các tổ chức KH&CN ngoài công lập lại phát triển khá nhanh. Có thể thấy điều này ở bảng 3.1. *:

Bảng 3.1: Số lƣợng các tổ chức KH&CN ở Việt Nam tính đến 31/12/2004

Khu vực trực thuộc

Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Khu vực nhà nƣớc 374 76.6 517 60.61 507 46 Khu vực tập thể 130 25.04 311 36.46 541 49.1 Khu vực tƣ nhân 15 2.89 25 2.93 54 4.9 Tổng số 519 100 853 100 1102 100

* Nguồn: Văn phòng đăng kí hoạt động KH&CN (Bộ KH&CN)

Phát triển các tổ chức KH&CN ngoài công lập là một chủ trƣơng đúng đắn và sáng suốt của Nhà nƣớc. Nó làm cho KH&CN của nƣớc ta hoạt động toàn diện hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với mô hình hoạt động chung của thế giới.

57

3.2 Phát triển các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam theo xu hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động học và Kỹ thuật Việt Nam theo xu hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣớc tiên cần phải khẳng định về mặt lý thuyết hiệu quả hoạt động là thƣớc đo về mặt hữu dụng về sự tồn tại của mặt tổ chức. Hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&KT trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đƣợc biểu hiện thông qua các tiêu chí khác nhau. Trong đó, có những tiêu chí đong đếm đƣợc, nhƣng cũng có một vài tiêu chí không đong đếm đƣợc nhƣng cảm nhận đƣợc. Cho tới hiện nay chƣa có tác giả (hoặc cơ quan) nào đề xuất các tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức KH&CN không phải của nhà nƣớc (nhƣ các tổ chức KH&CN của Liên hiệp hội). Luận văn này căn cứ vào hoạt động thực tiễn, vào các báo cáo nhận xét và đánh giá (mang tính báo cáo hành chính nhiều hơn) để đề xuất các xu hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động vì mục tiêu phát triển các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

3.2.1 Đẩy mạnh và nâng cao hiêụ quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phát triển công nghệ

Xét về hoạt động của các tổ chức KH&CN, trƣớc tiên phải xem xét hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thông qua các đề tài/dự án. Đối với mọi tổ chức KH&CN, khó khăn nhất vẫn là ngân sách (tài chính) cho hoạt động.

Một trong những thế mạnh của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam là hàng năm xây dựng kế hoạch KH&CN và đƣợc ngân sách nhà nƣớc phân bổ kinh phí cho các hoạt động KH&CN từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học. Chẳng hạn trong kế hoạch năm 2006, LHH đƣợc phân bổ 18.150 triệu đồng kinh phí sự nghiệp khoa học (các đề tài cấp nhà nƣớc và cấp bộ). Để có bức tranh chung, xin đƣợc nêu lên số lƣợng các đề tài KH&CN, các dự án điều tra

58

cơ bản và bảo vệ môi trƣờng do LHH triển khai trong năm 2006 nhƣ trên Bảng 3.2 .*

Bảng 3.2:

TT Đơn vị chủ trì Số đề tài KH&CN

Số dự án Điều tra cơ

bản Số dự án Bảo vệ môi trƣờng 1 Cơ quan LHH 7 1 1 2 Các hội thành viên 27 0 1 3 Các tổ chức KH&KT trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt

Nam

25 6 13

Cộng 59 7 15

* . Nguồn [16] Nhận xét:

- Phát triển các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam nhận đƣợc 25/59 đề tài nghiên cứu KH&CN, 6/7 dự án điều tra cơ bản và 13/15 dự án bảo vệ môi trƣờng, chiếm tỷ lệ áp đảo so với các khối khác.

- Tuy nhiên nếu biết rằng cũng trong năm 2006, có cả thảy 167 các tổ chức KH &CN trực thuộc LHH (17 Liên hiệp khoa học và sản xuất, 28 viện và 122 trung tâm ) sẽ thấy rằng con số trên chẳng đƣợc là bao.

Chính vì ly do nêu trên, muốn thực hiện phát triển các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hôi KH&KT Việt Nam, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đó cần phải:

59

+ Kiến nghị Nhà nƣớc dành tỷ lệ nhiều hơn nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học dành cho LHH.

+ Các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH phải nâng cao năng lực của mình để đủ sức đấu thầu thực hiện các đề tài / dự án công bố công khai hàng năm của bộ KH&CN cũng nhƣ các sở KH&CN.

+ Các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH cần khai thác thế mạnh của mình trong việc tham gia thực hiện các dự án (một số ít là đề tài) từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, từ các doanh nghiệp, các địa phƣơng, kể cả các cá nhân đặt hàng.

3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động triển khai sản xuất

Hoạt động này thực chất là ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào cải tiến các quá trình và dây chuyền sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Đây là mặt mạnh của các liên hiệp khoa học - sản xuất, các viện và trung tâm thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học y dƣợc, khoa học nông nghiệp và một bộ phận của khoa học tự nhiên (vật lý, hoá học, môi trƣờng, sinh học). Về mặt này, LHH cần quan tâm tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp KH&CN (còn rất ít phát triển ở nƣớc ta).

Hai hình thức đƣợc tiến hành song song trong quá trình thực hiện các hoạt động triển khai sản suất của các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, đó là:

- Các tổ chức KH&CN tiến hành nghiên cứu và sau đó trực tiếp tổ chức sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá và sau đó là các hoạt động thƣơng mại hóa.

60

- Các tổ chức KH&CN tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá cụ thể, sau đó tiến hành chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất.

3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ KH&CN

Các hoạt động dịch vụ KH&CN của các tổ chức KH&CN có thể kể ra nhƣ sau:

- Chuyển giao công nghệ. - Cung cấp thông tin, tƣ liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực. - Phổ biến kiến thức.

- Tuyên truyền, quảng bá vì sự phát triển của KH&CN…..

Các dịch vụ KH&CN có ý nghiã rất quan trọng trong hoạt động của các tổ chức KH&CN, nhất là đối với các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Các hoạt động dịch vụ KH&CN khẳng định sự tồn tại, tính hữu hiệu của các tổ chức KH&CN này. Và trong không ít trƣờng hợp, chính các hoạt động dịch vụ KH&CN đã mang lại nguồn tài chính cho các tổ chức KH&CN của LHH.

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo

Các hoạt động phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo của các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH thƣờng tập trung vào các lĩnh vực sau đây: - Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đƣờng giao thông, cầu cống, lớp học, hồ chứa nƣớc phục vụ sản xuất.

- Các công trình y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, ví dụ công trình nƣớc sạch cho sinh hoạt, y tế thôn bản, giáo dục HIV/ AIDS

- Giáo dục về giới và bình đẳng giới, vấn đề sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, đặc biệt hƣớng sự quan tâm tới phụ nữ và trẻ em các vùng nghèo khó, đồng bào dân tộc.

61

- Các hoạt động tín dụng, dạng tín dụng nhân dân.

- Nâng cao năng lực cộng đồng trong việc xây dựng, thực hiện, giám sát và sử dụng các thành quả của các dự án.

Các hoạt động nêu trên do các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH thực hiện khá hiệu qủa, có tính bền vững cao. Đó là do các tổ chức này có cấu trúc gọn nhẹ, huy động đƣợc trí tuệ của các nhà Khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cùng thực hiện các dự án, tôn trọng sự tham gia của ngƣời dân trong suốt quá trình của dự án, đã chú trọng đến nâng cao năng lực của ngƣời dân và cuối cùng biết cách kết hợp hài hoà kiến thức bản địa, tôn trọng văn hoá truyền thống đối với các tri thức tiên tiến, hiện đại trong các hoạt động của mình. Điều đó tự nó cắt nghĩa vì sao chắc chắn các họat động phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo còn đƣợc phát triển mạnh trong tƣơng lai và do các tổ chức KH &CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam thực hiện.

3.3. Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Trong xã hội dân chủ, hoạt động phản biện xã hội là rất hữu ích và cần thiết. Nó không phải là hoạt động của “ngƣời vác tù và hàng tổng” nhƣ cách nói của một số ngƣời. Nó cũng không phải là hoạt động “nói xấu” hay “trả thù cho bõ tức” của một số ngƣời có động cơ xấu, lợi dụng dân chủ để phục vụ cho các ý đồ xấu xa, hại dân hại nƣớc.

Theo cách lý giải trong văn bản chính thống của Chính Phủ [23], “ Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tƣ liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra”. Mục đích của hoạt động phản biện là cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu

62

phản biện “có thêm cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án”.

Tính chất của hoạt động phản biện xã hội là “không vì lợi nhuận, không phải là hoạt động nghề nghiệp, là sự thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức KH&CN tham gia đóng góp trí tuệ và các hoạt động của nhà nƣớc”.

Đối chiếu với hoạt động thực tế, phản biện xã hội đúng là một công việc khó, đòi hỏi phải vừa có “ tầm” vừa có “ tâm”. Tất nhiên, liên quan đến phản biện xã hội cũng cần nêu lên ý thức “ thực sự cầu thị” và “ chiêu hiền đãi sĩ” của phía cơ quan đặt yêu cầu phản biện hoặc đôi khi là phía “bị phản biện”. Lúc sinh thời, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng nói về phản biện xã hội một cách hết

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 57)